Doanh nghiệp

Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi

Mai Chi 05/12/2024 - 09:58

Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.

Bộ Công Thương đã yêu cầu nền tảng thương mại điện tử Temu tạm ngừng hoạt động tại Việt Nam do không hoàn thiện hồ sơ đăng ký đúng hạn. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về việc mất tiền hoặc không nhận được hàng đã đặt trước đó.

Ông Hoàng Ninh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, cho biết Temu đã nộp hồ sơ đăng ký nhưng chưa hoàn thiện. Bộ đã thông báo rõ, nếu đến ngày 30/11/2024, Temu chưa hoàn tất thủ tục, thì nền tảng này phải tạm dừng hoạt động. Do vậy, Bộ Công Thương đã yêu cầu Temu ngừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cho đến khi hoàn tất thủ tục pháp lý.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này đã nâng giá trị đơn hàng tối thiểu lên 887.000 đồng khiến người tiêu dùng khá bất ngờ.

Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
Temu ngừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cho đến khi hoàn tất thủ tục pháp lý. Ảnh minh họa

>> 1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam

Anh Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã đặt hàng trên Temu từ tháng 10 với tổng giá trị 250.000 đồng nhưng nhận phải hàng lỗi. Khi yêu cầu hoàn tiền, anh chọn hình thức nhận tiền vào tài khoản Temu để sử dụng cho lần mua sau. Tuy nhiên, khi quay lại nền tảng vào tháng 11, anh phát hiện giá trị đơn hàng tối thiểu đã tăng, khiến số tiền còn lại trong tài khoản không thể sử dụng và không thể rút ra được. Đồng thời sàn thương mại này báo ngừng hoạt động tại Việt Nam khiến anh Việt càng cảm thấy hoang mang.

Ông Nguyễn Bình Minh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), đưa ra hai lời khuyên cho những người đã đặt hàng trên Temu: Liên hệ với Temu để kiểm tra tiến độ giao hàng, vì có thể hàng hóa đang gặp khó khăn ở khâu thông quan; Hủy đơn hàng và yêu cầu hoàn tiền nếu hàng không được giao đúng hạn.

Ngoài ra, ông Minh nhấn mạnh: "Người tiêu dùng nên thận trọng khi giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp phép để tránh rủi ro".

Bộ Công Thương từng cảnh báo về nhiều nguy cơ khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký. Các nền tảng này không chịu sự giám sát của cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay dịch vụ hậu mãi. Do đó, người tiêu dùng có thể gặp khó khăn khi khiếu nại hoặc yêu cầu bảo hành, đặc biệt trong trường hợp sản phẩm không đúng mô tả, bị lỗi hoặc hư hỏng.

Hơn nữa, người tiêu dùng có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái, hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc. Việc cung cấp thông tin thanh toán quốc tế như thẻ tín dụng hoặc ví điện tử cũng tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hoặc khai thác trái phép. Ngoài ra, một số chi phí phát sinh như thuế hoặc phí vận chuyển có thể không được thông báo rõ ràng, gây bất tiện cho người mua.

Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ, cùng với các chương trình thưởng hoa hồng cho Affiliate Marketing. Bộ Công Thương yêu cầu Temu nhanh chóng hoàn thiện thủ tục pháp lý, thông báo rõ ràng với người tiêu dùng và ngừng mọi hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam.

Qua sự việc này, Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng cần cẩn trọng hơn trong giao dịch trực tuyến, ưu tiên chọn các nền tảng đã đăng ký và được cấp phép hoạt động tại Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của mình.

>> Từng được định giá 13.800 tỷ đồng, hệ sinh thái Tiki giờ có những gì?

Temu gây sốc thị trường về giá, vì sao Digiworld (DGW) không hề kiêng dè?

Temu đã có mã số thuế tại Việt Nam nhưng chưa được cấp phép

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/temu-dung-cung-cap-dich-vu-tai-viet-nam-nguoi-mua-can-lam-ngay-2-dieu-de-bao-ve-quyen-loi-263942.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
    POWERED BY ONECMS & INTECH