Phiên 3/10/2022, rổ VN30 ngoại trừ VIC bất ngờ "bơi ngược sóng", tất cả các mã còn lại đều giảm điểm trong đó có tới 11 mã giảm sàn. Đáng kể nhất có KDH, BID, BVH, CTG, GVR, MWG, POW,...
VN-Index đã khởi động phiên giao dịch đầu tuần mới - cũng là phiên đầu tháng 10/2022 bằng cú giảm "kinh hoàng" khi VN-Index mất 45,6 điểm và rơi khỏi mốc 1.100 điểm (hiện còn 1.086 điểm).
Đây cũng là phiên chỉ số giảm mạnh nhất kể từ sau pha bốc hơi 57 điểm trong phiên 13/6/2022 (VN-Index còn 1.227 điểm).
Phiên này, rổ VN30 ngoại trừ VIC bất ngờ "bơi ngược sóng" khi tăng 0,9%, tất cả các mã còn lại đều giảm điểm trong đó có tới 11 mã giảm sàn. Đáng kể nhất có KDH, BID, BVH, CTG, GVR, MWG, POW,...
Trước đó, thị trường chứng khoán vừa trải qua tháng 9/2022 không mấy tích cực với việc VN-Index ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng 30 tháng trở lại đây dù vẫn giữ được mốc 1.100 điểm.
VN-Index mất 420 điểm từ đỉnh tháng 4, chuỗi giảm từ cuối tháng 8 bao giờ dừng lại? 
Tổng cộng, VN-Index giảm 11,5% so với đầu tháng xuống còn 1.132,11 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 song lại là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 - thời điểm thị trường về đáy trước đợt COVID-19 lần 1.
Mức giảm trong tháng 9 cũng đồng thời đưa chứng khoán Việt Nam rơi vào nhóm thị trường giảm mạnh nhất thế giới trong tháng 9 .
Thông tin tích cực có thể trấn an phần nào tâm lý của nhà đầu tư hiện tại chính là dữ liệu quá khứ về VN-Index trong tháng 10 của những năm trước.
Cụ thể, theo thống kê trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, VN-Index có 12 lần tăng điểm vào tháng 10, số lần giảm là 10.
Trong 10 năm gần nhất, xác suất để chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trong tháng 10 lên đến 70%. Đặc biệt, ba năm gần đây nhất VN-Index đều tăng điểm trong tháng 10, mức tăng mạnh nhất là năm 2021 với 7,6%.
Nguồn Nhịp sống Thị trường
Diễn biến của thị trường chứng khoán trong tháng 10 hàng năm thường phản ánh thông tin công bố kết quả kinh doanh quý III của doanh nghiệp qua đó dự báo khả năng thực hiện kế hoạch cả năm.
Công ty Chứng khoán ACBS dự báo lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 17,5% nhờ các lĩnh vực chính như ngân hàng, khu công nghiệp cũng như sự phục hồi của tiêu dùng nội địa sau đại dịch.
Do vậy, nếu chỉ xét trên yếu tố này, nhà đầu tư có thể lạc quan với thị trường trong tháng 10 tới. Tuy nhiên, nhiều yếu tố trái chiều vẫn có khả năng xuất hiện và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong thời gian này.
Dư âm về sự mạnh tay của Fed trong chính sách thắt chặt tiền tệ và động thái quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước vẫn có khả năng gây áp lực cho thị trường trong thời gian tới.
Mặt khác, chất xúc tác T+2 được chờ đợi sẽ tạo ra những tác động tích cực lên thanh khoản thị trường lại đang chưa phát huy tác dụng. Giá trị giao dịch không những không cải thiện mà còn heo hút hơn trong bối cảnh cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đều lo ngại thị trường còn nhiều sóng gió trước áp lực đến từ xu hướng tăng lãi suất.
Một số thông tin đáng lưu ý:
- Lãi suất ngân hàng trong nước đang tăng và tiếp tục có xu hướng tăng;
- Tỷ giá USD/VND tăng vượt 24.000 đồng;
- Công ty chứng khoán tăng lãi suất cho vay margin ;
- Thị trường xuất khẩu tháng 9 vừa sụt giảm;
- Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện tại TP. HCM với ca nhiễm đầu tiên 
Chứng khoán "sập" lại nghĩ chuyện rút tiền đi gửi tiết kiệm 
Chứng sĩ nghỉ Tết 2025 trong niềm vui, VN-Index vượt mốc 1.265 điểm 
Nhận định chứng khoán 24/1: VN-Index hướng lên 1.270 điểm