Khác xa so với một năm trước, khí đốt hiện nay trở nên dư thừa trên toàn cầu, trong bối cảnh nguồn cung gia tăng nhưng nhu cầu lại giảm.
Theo khảo sát mới đây của Bloomberg, thị trường khí đốt toàn cầu, vốn đang nóng trong năm ngoái do ảnh hưởng từ xung đột tại Ukraine, hiện đã bất ngờ chuyển sang trạng thái dư thừa nguồn cung.
Các chuyên gia của Bloomberg đánh giá cả châu Á và châu Âu - những khu vực có nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên cao đều đang trong trạng thái tồn kho cao khi bước vào mùa hè, nhờ thời tiết ấm và các biện pháp tiết kiệm năng lượng cũng như tăng cường nguồn dự trữ.
Hiện Liên minh châu Âu EU được dự báo có thể hoàn thành dự trữ khí đốt cho mùa đông tới ngay từ tháng 8. Dù vậy, giá khí đốt toàn cầu hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức bình quân 10 năm qua, và thị trường sẽ chỉ thật sự "nóng" trở lại kể từ quý III tới.
Liên quan đến thị trường khí đốt, trong diễn biến mới nhất, Nội các Đức ngày 19/4 đã thông qua dự thảo luật cấm hầu hết các hệ thống sưởi ấm lắp đặt mới chạy bằng dầu và khí đốt kể từ năm 2024. Kế hoạch này là một phần trong tham vọng của Đức trở thành nền kinh tế trung hòa khí thải vào năm 2045.
Theo dự luật trên, ngoài hệ thống sưởi mới, các tòa nhà cũng có thể sử dụng máy bơm nhiệt chạy bằng điện tái tạo, máy sưởi di động, hệ thống sưởi điện hoặc năng lượng Mặt Trời, như những giải pháp thay thế cho việc dùng bằng nhiên liệu hóa thạch.
Dự luật ước tính, kế hoạch chuyển đổi có thể tiêu tốn của người dân khoảng 9,16 tỷ euro (10 tỷ USD) mỗi năm cho đến năm 2028. Dự kiến đến năm 2029, chi phí sẽ giảm xuống còn 5 tỷ euro khi Đức dự kiến sẽ mở rộng năng lượng tái tạo cũng như tăng cường sản xuất máy bơm nhiệt nhằm giảm giá thành trong tiến trình chuyển đổi. Theo dự thảo luật, những người vi phạm quy định mới về hệ thống sưởi, có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới 5.000 euro.
Lý giải nguyên nhân khiến giá dầu châu Âu liên tục đạt đỉnh 
Đại gia khí đốt sắp chi gần 13.800 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông