Thị trường tiền tệ Việt Nam cận Tết tương đối ổn định

04-02-2024 05:53|Trâm Anh

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chiều ngày 1/2, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong tháng cùng một số nội dung quan trọng khác. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người Phát ngôn của Chính phủ, chủ trì họp báo. Đây là buổi họp báo thường kỳ Chính phủ cuối cùng trong năm âm lịch Quý Mão, ngay trước thềm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho biết, nước ta vừa đi qua tháng đầu tiên của năm 2024 với bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức; về tổng thể là hòa bình, nhưng cục bộ vẫn có chiến tranh, tổng thể là hòa hoãn, nhưng cục bộ vẫn căng thẳng, tổng thể là ổn định, nhưng cục bộ vẫn có xung đột.

>> Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng; triển khai đồng bộ, hiệu quả cải cách chính sách tiền lương

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, thông tin với báo chí về tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Trần Văn Sơn

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực

Bộ trưởng Trần Văn Sơn thông tin, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2024 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là:

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 3,37% so với cùng kỳ (chủ yếu do tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế và bán lẻ điện theo kế hoạch). Lạm phát cơ bản tháng 1 tăng 2,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung, chủ yếu do giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là các yếu tố tác động tăng CPI tháng vừa qua nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Điều hành tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các TCTD năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; nghiên cứu đổi mới công tác điều hành tăng trưởng tín dụng.

>> TỔNG THUẬT: Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2024

Cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ đầu năm 2024, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và thông báo nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2024 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện tăng trưởng tín dụng. Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình thực tế để chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống.

Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm. Theo đó, chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 2,58% kế hoạch, cao hơn so cùng kỳ (1,81%). Vốn FDI đăng ký đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2%; vốn FDI thực hiện đạt 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, các tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng nêu lên những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức cần quan tâm khắc phục, xử lý, trong đó nổi lên là: Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lạm phát, tỷ giá, nợ xấu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan diễn biến khó lường; tình hình an ninh, trật tự, tội phạm trên một số địa bàn phức tạp; đời sống một bộ phận người dân còn gặp khó khăn…

>> Thống đốc NHNN nói gì về diễn biến thị trường tiền tệ gần đây?

Thành phố trực thuộc Trung ương thuộc top đầu phát triển kinh tế đã thu ngân sách 10.000 tỷ đồng

Vùng kinh tế có nhiều sân bay, cảng biển nhất cả nước, sở hữu đường bờ biển dài gần 2.000km

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-tien-te-viet-nam-can-tet-tuong-doi-on-dinh-222157.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thị trường tiền tệ Việt Nam cận Tết tương đối ổn định
    POWERED BY ONECMS & INTECH