Tài chính Ngân hàng

Thiếu pháp lý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chưa thể dùng hơn 7.000 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu

Linh Nhi 21/08/2023 16:03

Số dư quỹ dự phòng rủi ro Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã trích lập được 7.203 tỷ đồng, song chưa có căn cứ pháp để xử lý nợ xấu.

Bộ Tài chính cho biết, tổng dư nợ cho vay của VDB tại thời điểm 30/6/2023 là hơn 182.000 tỷ đồng (trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt gần 43.000 tỷ đồng, với hơn 559 dự án vay vốn). Hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của VDB là cấp tín dụng (dưới hình thức cho vay, bảo lãnh vay vốn) đối với các dự án đầu tư phát triển theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

Hiện nay, số dư Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng VDB đã trích lập được là 7.203 tỷ đồng, do chưa có căn cứ pháp lý về xử lý rủi ro tín dụng tại VDB nên ngân hàng chưa đủ cơ sở sử dụng số dự phòng rủi ro này để xử lý nợ xấu, để từng bước hỗ trợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng hoạt động tín dụng của VDB.

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà VDB chịu rủi ro tín dụng, gồm: Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại. Khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thiếu pháp lý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chưa thể dùng hơn 7.000 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu

Nguyên tắc và điều kiện xử lý rủi ro tín dụng là: việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đầy đủ điều kiện, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

Việc xử lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển phải gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển, khách hàng vay vốn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ vay. Ngân hàng Phát triển sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro.

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro tín dụng gồm: Khoản nợ vay của khách hàng là tổ chức bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; Khoản nợ vay của khách hàng là cá nhân chết, mất tích; Khoản nợ vay của khách hàng được phân loại nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng tại Ngân hàng Phát triển; Khoản nợ vay của khách hàng đang được theo dõi ngoại bảng tại bảng cân đối kế toán hoặc đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng.

Bộ Tài chính lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Nghị định về quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển (VDB)

Biwase (BWE) nhận vốn vay ưu đãi gần 16.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thieu-phap-ly-ngan-hang-phat-trien-viet-nam-vdb-chua-the-dung-hon-7000-ty-dong-du-phong-de-xu-ly-no-xau-197431.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thiếu pháp lý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chưa thể dùng hơn 7.000 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu
    POWERED BY ONECMS & INTECH