Phát biểu tại một phiên công khai của cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Hungary Mihaly Varga đã nói nước này không thể ủng hộ cải cách thuế doanh nghiệp trong giai đoạn này.
EU tiến gần đến một thỏa thuận vào ngày 17/6/2022, sau khi Ba Lan rút lại sự phản đối đối với việc đặt ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia lớn, nhưng Hungary lại trở thành rào cản vào phút chót và cản trở một thỏa thuận cần có sự đồng thuận của toàn bộ 27 nước thành viên.
Phát biểu tại một phiên công khai của một cuộc họp, ông Varga nói Hungary không thể ủng hộ việc thông qua quy định về thuế tối thiểu toàn cầu trong giai đoạn này, cho rằng các nước cần tiếp tục nỗ lực để tìm kiếm một giải pháp.
Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire, đã bày tỏ sự thất vọng nhưng hối thúc các bộ trưởng tiếp tục làm việc để đạt thỏa thuận vào giai đoạn sau. Ông đã coi thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu là mục tiêu chính trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU của Pháp kéo dài trong sáu tháng và sẽ kết thúc trong hai tuần tới.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Ba Lan, Magdalena Rzeczkowska, đã chính thức rút lại sự phản đối đối với thỏa thuận.
Các cuộc đàm phán tại EU nhằm ban hành luật về cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu mà gần 140 nước đã nhất trí vào tháng 10/2021.
Ông Le Maire cho biết, tất cả các vấn đề về kỹ thuật đã được giải quyết.
Cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu đặt ra mức thuế tối thiểu 15% đối với các công ty đa quốc gia lớn và cho phép các nước khác nắm giữ tỷ lệ lớn hơn trong số tiền thuế thu được từ lợi nhuận của các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Apple Inc và Google.
Theo dự kiến ban đầu, cải cách này sẽ được thực thi vào năm 2023, nhưng thời hạn này đã bị đẩy lùi đến năm 2024.
Quốc gia EU tuyên bố ‘trả đũa’ cực gắt sau khi Ukraine ngừng dòng khí đốt Nga 
Ukraine chặn nguồn cung khí đốt Nga cho châu Âu, Slovakia cảnh báo hậu quả