Giá dầu tăng nhẹ chờ tin từ cuộc họp OPEC+; Giá vàng hôm nay đi ngang; Giá USD tiếp tục leo cao;...
Dầu nhích nhẹ chờ tin từ cuộc họp OPEC+
Giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng vào ngày thứ Hai (5/9), nối dài đà tăng khi nhà đầu tư chú ý đến các động thái có khả năng diễn ra của các nhà sản xuất OPEC+ nhằm điều chỉnh sản lượng và hỗ trợ giá dầu tại cuộc họp vào cuối ngày.
Kết phiên, hợp đồng dầu Brent tiến 1,43 USD (tương đương 1,5%) lên 94,45 USD/thùng; Hợp đồng dầu WTI cộng 1,25 USD (tương đương 1,4%) lên 88,12 USD/thùng. .
Ngày 5/9, Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước khác đã quyết định giảm mục tiêu sản lượng bớt 100.000 thùng/ngày từ tháng 10/2022. Trước đó, phần lớn các chuyên viên phân tích năng lượng đều kỳ vọng OPEC+ sẽ giữ nguyên chính sách sản lượng.
Giá vàng hôm nay đi ngang
Giá vàng thế giới rạng sáng nay (6/9) ít biến động với giá vàng giao ngay tăng 1,3 USD lên mức 1.712,8 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn tháng 10 giao dịch lần cuối ở mức 1.722,8 USD/ ounce - tăng 0,2 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Thị trường kim loại quý trong phiên giao dịch đầu tuần ổn định sau khi đạt được mức tăng tốt nhất trong một tháng vào cuối tuần trước. Vàng đã tăng 20 USD sau khi báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong tháng 8, dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới.
Giá USD tiếp tục leo cao
Trên thị trường thế giới, USD index đạt 109.805 USD, tăng 0,27% vào lúc 6h19 ngày 6/9 theo giờ Việt Nam.
Tuần này, thị trường tập trung vào báo cáo chỉ số phi sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM), bài phát biểu của Chủ tịch Fed và dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ.
Bên cạnh đó, quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng được nhà đầu tư quan tâm.
Các nhà phân tích nhận định, về triển vọng trung hạn, USD index có thể sẽ cán mốc 114 trong thời gian tới. Đây là một mốc kháng cự mạnh. Do đó, có nhiều khả năng chỉ số này sẽ đảo chiều giảm sau khi chạm mốc 114
Nhân dân tệ mất giá sau 6 tháng giảm liêm tiếp
Chỉ cách đây vài tháng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được xem là “vịnh tránh bão” của các thị trường mới nổi trong bối cảnh xung đột và lạm phát cao. Giờ đây, đồng tiền của nền kinh tế thứ 2 thế giới đang trở thành một mối nguy, nhất là với các thị trường mới nổi.
Nhân dân tệ đã ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp trong tháng 8, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung vào tháng 10/2018.
Theo dự báo của các ngân hàng đầu tư, bao gồm Societe Generale, Nomura Holdings và Bank of America, Nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá và mất mốc tâm lý quan trọng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD trong năm nay.
Vượt Anh, Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới
Trong 3 tháng cuối năm 2022, Ấn Độ vượt mặt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Các tính toán này được ước tính bằng USD và Ấn Độ tiếp tục nới khoảng cách với Anh trong quý I/2023, theo số liệu GDP từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Sự thụt lùi của Anh trên bảng xếp hạng quốc tế là một bối cảnh không mấy sáng sủa cho tân Thủ tướng Anh - bà Liz Truss.
Tân Thủ tướng Anh giành quyền kiểm soát một đất nước đang chật vật với lạm phát cao nhất trong 40 năm và rủi ro suy thoái ngày càng tăng.
Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ được dự báo tăng trưởng hơn 7% trong năm nay. Với đà hồi phục mạnh mẽ của chứng khoán trong quý II/2022, Ấn Độ đang chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong chỉ số MSCI Emerging Markets, chỉ sau Trung Quốc.
Thông tin kinh tế - tài chính quốc tế ngày 3/9 
Mỹ cần bao nhiêu dầu để thống trị toàn cầu, hiện thực hóa giấc mơ năng lượng của ông Trump? 
Giá dầu tăng nhờ cam kết của Kazakhstan và tồn kho dầu Mỹ giảm mạnh