Vĩ mô

Thu hút FDI: ‘Hướng tới chọn lọc, có chất lượng’

Khúc Văn 23/01/2025 6:02

Các chuyên gia khẳng định, Việt Nam đang hướng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, có chất lượng, cần cân đối để quyền lợi quốc gia đỡ bị mất đi. Đừng nhìn vào tốc độ tăng trưởng mà không nhìn đến lợi ích của những thế hệ sau đang bị nước ngoài tận dụng.

Doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để tận dụng C/O ưu đãi

Những năm gần đây, Việt Nam đang chuyển hướng ưu tiên thu hút FDI có chọn lọc, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực công nghệ tương lai.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT vừa cho biết, trong cả năm 2024, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước đó, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

4031-vafie-kien-nghi-chinh-phu-co-giai-phap-ho-tro-khu-vuc-fdi-112010
Doanh nghiệp FDI vào Việt Nam để tận dụng C/O ưu đãi.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại khi Việt Nam đang dần bước qua thời kỳ dân số vàng với những lợi thế sẵn có về lao động giá rẻ thì việc thu hút FDI sẽ không còn trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, việc thu hút FDI cũng để lại một số hệ luỵ nhất định khi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng chuyển giao công nghệ chưa được diễn ra như đúng cam kết, người lao động làm việc cho các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp cơ bản….

Ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia cao cấp về thuế và quản trị doanh nghiệp phân tích, với 17 FTAs kỳ vọng mang lại lợi ích cho Việt Nam, nhưng nội lực không tận dụng hết vô hình chung lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI.

“Các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn vì họ cần C/O của Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế. Gần đây một số địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc có tình trạng doanh nghiệp trong nước nhường mặt bằng hoặc cho doanh nghiệp FDI thuê lại. Điều này có thể mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp, nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến lợi ích quốc gia và những thế hệ sau”, ông Phụng nói.

Do vậy, ông Phụng cho rằng cần xem xét các khoản thuế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp thành lập mới có xuất phát gần với Việt Nam, nhưng lại thuê địa điểm tại Việt Nam, tránh việc hy sinh quyền lợi quốc gia để cho doanh nghiệp nước ngoài hưởng lợi.

Từ thực tế đó, ông Phụng đề xuất, cần có cảnh báo cho các địa phương cũng như các doanh nghiệp trong nước, tích cực hơn trong tận dụng cơ hội từ các FTA để chiếm lĩnh thị trường. Tránh việc có những địa phương trước đây dù đã giao đất, hạ tầng cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng do nhìn thấy mối lợi trước mắt nay lại thay đổi cho các doanh nghiệp FDI thuê.

“Việt Nam đang hướng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, có chất lượng, cần cân đối để quyền lợi quốc gia đỡ bị mất đi. Đừng nhìn vào tốc độ tăng trưởng mà không nhìn đến lợi ích của những thế hệ sau đang bị nước ngoài tận dụng”, ông Phụng lưu ý.

>>Bình Định khởi động đề án tăng trưởng xanh: Vingroup và hệ sinh thái chung tay thực hiện

Một số địa phương vẫn duy trì chính sách thu hút FDI bằng mọi giá

TS Bùi Thanh Luân, Chuyên gia ngành tự động hóa, Giám đốc Công ty Cơ điện tử Hiệp Phát nhấn mạnh rằng, dù không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI, nhưng một số địa phương vẫn duy trì chính sách thu hút FDI bằng mọi giá.

Thu hút FDI: ‘Hướng tới chọn lọc, có chất lượng’
Một số địa phương vẫn duy trì chính sách thu hút FDI bằng mọi giá.

Các chính sách ưu đãi lớn như hỗ trợ đất đai, cho thuê đất giá rẻ, miễn giảm thuế và nhiều ưu đãi khác tuy thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài nhưng lại tiềm ẩn những hệ quả tiêu cực, không thực sự tạo ra lợi ích cho nền kinh tế nội địa.

Chẳng hạn, một số tập đoàn lớn khi đầu tư vào Việt Nam đã cam kết xây dựng chuỗi cung ứng nội địa, nhưng thực tế lại không thực hiện đúng lời hứa. Các doanh nghiệp này thường chỉ sử dụng một lượng nhân sự hạn chế từ nguồn nhân lực trong nước, trong khi chuỗi cung ứng phụ trợ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các quốc gia khác, nơi các công ty con của họ đặt trụ sở.

Tại một số địa phương, doanh nghiệp FDI hưởng các ưu đãi nhưng không cam kết lâu dài, và khi các chính sách ưu đãi kết thúc, họ chuyển hoạt động sang các quốc gia khác với điều kiện thuận lợi hơn. Điều này khiến nhiều địa phương rơi vào “bẫy” ưu đãi.

Một số công ty nước ngoài cũng chỉ tận dụng lợi thế này để biến Việt Nam thành nơi đóng gói sản phẩm, sau đó xuất khẩu với nhãn hiệu “Made in Vietnam”, dẫn đến nguy cơ dài hạn nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.

“Vì vậy, Việt Nam cần có một chiến lược rõ ràng hơn trong việc thu hút FDI, tức cần sàng lọc FDI. Ví dụ như yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển chuỗi cung ứng nội địa, tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Các địa phương yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải xây dựng nhà máy, tuyển dụng lao động địa phương và tham gia vào chuỗi cung ứng nội địa. Chỉ khi doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện này, họ mới được hưởng các ưu đãi”, TS Bùi Thanh Luân đề nghị.

CTCK điểm tên một doanh nghiệp BĐS KCN hưởng lợi lớn từ làn sóng FDI vào Việt Nam

‘Đi sau, về trước’: Một tỉnh phía Bắc gia nhập câu lạc bộ tỷ đô, là 'căn cứ’ của hàng loạt ông lớn FDI

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thu-hut-fdi-huong-toi-chon-loc-co-chat-luong-272889.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Thu hút FDI: ‘Hướng tới chọn lọc, có chất lượng’
    POWERED BY ONECMS & INTECH