Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng.
Sáng nay (18/1), với 91,28% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), có hiệu lực từ 1/7/2024.
Theo đó, về thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt, Thủ tướng sẽ quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Thủ tướng sẽ quyết định cho khoản vay đặc biệt với lãi suất 0% |
Còn NHNN sẽ quyết định cho vay đặc biệt đối với khoản vay có lãi suất và có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng. Mức lãi suất, tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ NHNN theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng hợp tác xã quyết định cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
Theo quy định, tổ chức tín dụng được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền khi bị rút tiền hàng loạt hay để thực hiện phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc. Ngoài ra, ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Cũng theo Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi), tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân được đề nghị giữ như hiện hành, tức 5%. Giới hạn cho cổ đông là tổ chức (gồm cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.
Thủ tướng mời ngân hàng lớn nhất Bắc Âu cơ cấu nhà băng yếu kém 
Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), thêm quy định ngăn sở hữu chéo