Xã hội

Tiểu Mặt Trăng sắp rời khỏi quỹ đạo Trái Đất

Thùy Dung 21/11/2024 - 09:03

Dự kiến, Mặt Trăng thứ hai sẽ rời khỏi quỹ đạo Trái Đất vào ngày 25/11và sẽ không xuất hiện trở lại cho tới năm 2055.

Tiểu hành tinh 2024 PT5 xuất hiện trên quỹ đạo Trái Đất từ ngày 29/9, sau khi được phát hiện lần đầu vào ngày 7/8 nhờ hệ thống cảnh báo tiểu hành tinh do NASA tài trợ phát triển. Với đường kính khoảng 10 m, vật thể này không gây mối đe dọa cho Trái Đất, theo thông tin từ trang Sun, so với Mặt Trăng có đường kính khoảng 3,4 triệu mét, 2024 PT5 nhỏ hơn rất nhiều.

Dù các tiểu Mặt Trăng không phải hiện tượng hiếm, chúng thường rất khó phát hiện. Tuy nhiên, theo Barbara Castanheira Endl, trợ lý giáo sư vật lý tại Đại học Baylor, Texas, 2024 PT5 lại thu hút sự chú ý bởi kích thước đáng kể, được đánh giá là một trong những tiểu Mặt Trăng lớn nhất từng được ghi nhận. Những vật thể như thế này thường rất mờ nhạt và chỉ có thể quan sát được nhờ ánh sáng chúng phản chiếu.

Tiểu Mặt Trăng sắp rời khỏi quỹ đạo Trái Đất - ảnh 1
Mặt Trăng thứ hai dự kiến sẽ rời khởi quỹ đạo Trái Đất cho đến năm 2055. Ảnh: Internet

2024 PT5 dự kiến rời khỏi quỹ đạo Trái Đất vào ngày 25/11. Nó từng xuất hiện gần Trái Đất như một tiểu Mặt Trăng trong thập niên 1960 và được dự đoán sẽ không quay lại cho đến năm 2055. Theo các nhà nghiên cứu, tiểu hành tinh này có nguồn gốc từ vành đai tiểu hành tinh Arjuna, nơi chứa các tiểu hành tinh di chuyển theo quỹ đạo gần giống Trái Đất trong khoảng một năm.

Khi bay qua Trái Đất, 2024 PT5 duy trì khoảng cách an toàn gấp 9 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Dựa trên chuyển động tương đồng giữa 2024 PT5 và Trái Đất, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái Đất (CNEOS) của NASA nghi ngờ rằng nó có thể là một khối đá lớn bị bắn ra từ bề mặt Mặt Trăng sau một vụ va chạm xảy ra cách đây rất lâu.

Tiểu hành tinh này được phát hiện nhờ hệ thống Asteroid Terrestrial-impact Last Alert (ATLAS) của Đại học Hawaii, đặt tại Sutherland, Nam Phi. Sau khi rời xa Trái Đất, 2024 PT5 sẽ tiếp tục hành trình quanh Mặt Trời trên quỹ đạo của nó. Theo Matt Pryal, trợ lý giáo sư thiên văn học tại Đại học Virginia, nếu tiến quá gần Trái Đất, tiểu hành tinh này sẽ bốc cháy. Pryal cũng nhấn mạnh rằng 2024 PT5 mang đến cơ hội quan trọng để hiểu rõ hơn về các tiểu hành tinh gần Trái Đất, đồng thời cải thiện kỹ thuật phát hiện và dự đoán các vật thể như vậy trong tương lai.

>> Phát hiện tiểu hành tinh bất ngờ lao thẳng về phía Trái Đất, lập tức bốc cháy dữ dội ngoài khơi Thái Bình Dương sau 2 giờ được tìm thấy

Nữ giáo sư Việt Nam duy nhất được lấy tên đặt cho một tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời, từng được vinh danh tại hai 'Nobel Thiên văn'

Ngày 17/9, tiểu hành tinh 'có khả năng gây nguy hiểm', kích cỡ ngang tòa nhà chọc trời sẽ lao qua Trái Đất với vận tốc gần 32.000km/h

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/tieu-mat-trang-sap-roi-khoi-quy-dao-trai-dat-130737.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tiểu Mặt Trăng sắp rời khỏi quỹ đạo Trái Đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH