Người phụ nữ này đã thành lập một nhóm cố vấn nhằm đưa ra quyết định về việc phân phát số tiền thừa kế khổng lồ trị giá 27 triệu USD của mình.
Marlene Engelhorn luôn coi khối tài sản được thừa kế  từ tổ tiên Friedrich Engelhorn, người sáng lập tập đoàn dược phẩm khổng lồ BASF (Đức) vào thế kỷ XIX, là tiền của gia đình chứ không phải của bản thân cô.
Được biết Friedrich Engelhorn rời tập đoàn BASF vào cuối thế kỷ 19 và đầu tư tài sản vào công ty tiền thân của Boehringer Mannheim.
Công ty này được tập đoàn dược phẩm  khổng lồ Thụy Sĩ Roche Holdings AG mua lại với giá 11 tỷ USD vào năm 1998.
Cô nói, một phần mong muốn cho đi tài sản của mình xuất phát từ những lỗ hổng thuế mà gia đình cô đã lợi dụng trong vụ mua bán đó.
Sau đó, Engelhorn được thừa hưởng hơn 27 triệu USD (khoảng 667,5 tỷ đồng) từ người bà tỷ phú quá cố của mình vào năm 2022.
Cô gái được thừa kế 27 triệu USD, Marlene Engelhorn. Ảnh: Bloomberg |
Người phụ nữ 31 tuổi từng bày tỏ sự thất vọng vì số tiền này không bị đánh thuế do Áo đã loại bỏ thuế thừa kế  vào năm 2008. Đồng thời, cô cũng không coi hoạt động từ thiện truyền thống là một giải pháp tốt vì nó vẫn mang lại cho cô quá nhiều quyền lực.
Theo Bloomberg, Marlene Engelhorn là người đồng sáng lập nhóm TaxMeNow và tạo nên một cộng đồng gồm nhiều nhóm người giàu ủng hộ việc phân phối lại của cải cho tổ chức Resource Justice and Patriotic Millionaires (Công lý Tài nguyên và Triệu phú Yêu nước).
Nhờ vậy, Engelhorn đã nảy ra một ý tưởng, cô sẽ để 50 người lạ quyết định cách sử dụng tài sản của mình.
Những người xa lạ này đều sống ở quê hương Áo của Engelhorn và họ sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào cuối tuần này tại một khách sạn ở Salzburg (Áo).
Thông qua dự án Guter Rat (hay Hội đồng Việc tốt), họ được chọn từ quy trình thống kê do nhóm nghiên cứu Foresight thực hiện và xem xét phạm vi về vị trí, độ tuổi, chủng tộc, nền tảng kinh tế xã hội và các yếu tố khác.
Mục tiêu của Engelhorn không chỉ là quyên góp 27 triệu USD mà còn khơi dậy các cuộc thảo luận về bất bình đẳng giàu nghèo.
Marlene Engelhorn lớn lên theo học tại các trường tư thục và sau đó là Đại học Vienna, nơi cô học văn học và ngôn ngữ Đức. Cô nảy ra ý tưởng về Guter Rat sau khi đọc về hội đồng hiến kế, một công cụ dân chủ đang trở nên phổ biến ở châu Âu.
Marlene muốn đại diện cho sự bình đẳng xã hội, phân phối lại tài sản một cách công bằng và đánh thuế cao hơn đối với giới siêu giàu. Ảnh: Bloomberg |
Dự án được công bố vào tháng 1 khi nhóm Guter Rat gửi thư mời khảo sát tới 10.000 người ngẫu nhiên trên khắp nước Áo.
Bên cạnh đó, Engelhorn cũng tổ chức một cuộc họp báo công bố cam kết để mọi người không nghĩ đây là một trò lừa đảo.
Alexandra Wang, người đứng đầu dự án tiết lộ chỉ trong vòng 2 ngày đầu tiên, họ đã nhận được 700 email chia sẻ ý tưởng về cách tiêu tiền.
Cuối cùng, 50 người được chọn sẽ gặp nhau tổng cộng 6 lần từ nay đến tháng 6. Ở đây, những người tham gia có thể bàn về số phận tài sản của Engelhorn và quyết định xem sẽ làm gì với 27 triệu USD của cô ấy vào mùa hè.
Nếu tất cả 50 thành viên không thống nhất được cách sử dụng số tiền thì nó sẽ được trả lại cho cô ấy, nhưng Engelhorn và Wang không mong điều đó xảy ra.
Ngoài vai trò là gương mặt đại diện của dự án, Engelhorn không còn tham gia vào quá trình này nữa nhưng cô ấy có bài phát biểu ngắn gọn để cảm ơn những người tham gia vào cuối tuần đầu tiên.
Người thừa kế nói: “Tôi không quá chú trọng vào kết quả. Điều quan trọng nhất với tôi là cuộc thảo luận của công chúng về sự giàu có và bình đẳng”.
>> Con trai Prigozhin có thể thừa kế tài sản của cha và tiếp quản Wagner Group
Tài sản khủng nhưng chỉ cho cháu 64 USD thừa kế, lý do khiến nhiều người bất ngờ 
Mẹ già đổi di chúc, quyết không cho con thừa kế 68 tỷ vì một lý do