Vụ kiện được đệ trình tại Tòa phúc thẩm Mỹ thuộc Washington DC.
Tik Tok viện dẫn Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ, cho rằng bảo vệ an ninh quốc gia không nên hạn chế quyền tự do ngôn luận của nhân dân.
Vụ kiện được đệ trình tại Tòa phúc thẩm Mỹ thuộc Washington DC, lập luận rằng dự luật ‘Bảo vệ người Mỹ khỏi Ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát’ (1 trong 4 dự luật được Tổng thống Biden ký thông qua ngày 24/4) vi phạm trắng trợn các biện pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận đã được đề ra trong Hiến pháp nước này.
Động thái mới của TikTok có thể kéo dài thời gian xử lý lệnh cấm hoặc thoái vốn |
“Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội đã ban hành luật quy định một nền tảng chỉ có 1 mục đích duy nhất là phát biểu ý kiến, bị cấm vĩnh viễn trên toàn quốc,” Tik Tok viết trong vụ kiện, “và cấm mọi người Mỹ tham gia vào một cộng đồng trực tuyến duy nhất có hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới".
Công ty lập luận rằng việc viện dẫn nhữnglo ngại về an ninh quốc gia  không phải là lý do đủ để hạn chế quyền tự do ngôn luận và rằng Chính phủ Liên bang có trách nhiệm phải chứng minh rằng hạn chế này là chính đáng.
Bộ Tư pháp Mỹ đã không đưa ra bình luận nào với vụ kiện này cho tới sáng 8/5. Người phát ngôn của Nhà Trắng cho biết đã gửi yêu cầu bình luận tới Bộ Tư pháp.
Vụ kiện dự kiến sẽ kéo dài thêm thời gian cho ByteDance, công ty mẹ ở Trung Quốc của TikTok, xử lý lệnh cấm hoặc bán ứng dụng cho các nhà đầu tư khác. ByteDance đã có hơn một năm để thực hiện các yêu cầu. Giờ đây, các thủ tục pháp lý sẽ gây ra nhiều rắc rối và trì hoãn, có thể mất nhiều năm trước khi lệnh cấm có hiệu lực .
Vụ kiện ngày 7/5 là diễn biến mới nhất trong nỗ lực nhằm kiềm chế ứng dụng chia sẻ video phổ biến này đã được thực hiện kể từ năm 2020 dưới thời chính quyền Tổng thống Biden và cả người tiền nhiệm Donald Trump.
Các chính trị gia Đảng Cộng hòa và Dân chủ cũng như một số người trong cộng đồng an ninh quốc gia cho biết họ lo ngại về các hoạt động bảo mật và thu thập dữ liệu của TikTok, cũng như cách hoạt động của thuật toán đề xuất video của ứng dụng.
Nhiều người biểu tình trước quốc hội Mỹ nhằm phản đối Đạo luật cấm hoặc thoái vốn đối với TikTok và công ty mẹ ByteDance |
Tuy vậy, các chuyên gia dữ liệu đứng ngoài cả ByteDance và Chính phủ Mỹ đã xem xét những tuyên bố này, hoài nghi lưu ý rằng việc TikTok không khác biệt với các ứng dụng khác và những tuyên bố trên chỉ đang cố gắng thao túng dư luận dựa trên rất ít bằng chứng xác thực .
TikTok đã thực hiện một số nỗ lực để đảm bảo với công chúng và các quan chức Hoa Kỳ rằng họ rất coi trọng vấn đề bảo mật dữ liệu. Vào năm 2022, công ty bắt đầu “Dự án Texas ” nhằm cung cấp tính bảo mật và minh bạch dữ liệu xung quanh thông tin mà ứng dụng thu thập về người dùng ở Mỹ.
Tuy nhiên điều đó hầu như không thể dập tắt được mối lo ngại của Chính phủ đối với ứng dụng này cũng như sự giám sát của Chính phủ Trung Quốc đối với nó.
>> Hầu hết người Mỹ coi TikTok là công cụ của Trung Quốc