Địa phương này là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và Châu Âu.
Ngày 19/3/2024, Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030, xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và Châu Âu. Phấn đấu đến năm 2030, Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 5 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Đến năm 2050, Lạng Sơn có nền kinh tế hiện đại, năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống số; tiếp tục giữ vững vị thế là địa phương có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Lạng Sơn trước hết phải khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong quy hoạch.
Tỉnh cần ưu tiên đầu tư các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa lớn. Trong đó, ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn kết nối với Trung Quốc và xây dựng cửa khẩu thông minh.
Lạng Sơn là tỉnh có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam (ảnh minh họa) |
>> Lộ diện 5 tỉnh cùng với TP Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước 
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn có điểm đầu là ga Gia Lâm (Hà Nội) và điểm cuối ga Đồng Đăng là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).
Đồng Đăng là ga liên vận quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, có 10 đường sắt đều là khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và 1.435mm) và có giá trị quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).
Xuất phát từ thực tế Trung Quốc là thị trường quốc tế lớn nhất của Việt Nam; giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất lớn. Mặc dù, đường bộ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đã được đầu tư song đã quá tải nên việc sớm đầu tư tuyến đường sắt này sẽ góp phần quan trọng cho việc khai thông, giúp doanh nghiệp và người dân thuận lợi hơn trong việc lưu thông hàng hoá, khắc phục tình trạng ùn ứ, ách tắc thường xuyên xảy ra tại các cửa khẩu đường bộ…
Ngoài ra, đây là tuyến đường ngắn nhất kết nối giữa vùng động lực phát triển phía Bắc với khu vực phát triển nhất của thị trường Trung Quốc. Việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ góp phần mở rộng hơn thị trường quốc tế đối với hàng hoá của Việt Nam, không chỉ thị trường Trung Quốc, mà còn vươn tới các thị trường các nước Trung Á, Trung Đông và Châu u thông qua hệ thống đường sắt thay cho việc chủ yếu qua đường biển và đường không như hiện nay.
Qua đó, sẽ giảm đáng kể về thời gian và chi phí vận chuyển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và quốc gia.
Đối với Đề án cửa khẩu thông minh, theo Công Thương, ngày 08/3/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì họp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan về Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
>> Thu nhập bình quân đầu người tại Thủ đô Hà Nội tăng gấp 3 lần, cao hơn TP. Hồ Chí Minh 
Tỉnh đông dân thứ 3 cả nước sắp có khu dân cư quy mô 800 tỷ đồng 
Ga hàng hoá lớn nhất miền Nam sắp được 'nâng cấp' thành ga liên vận quốc tế lớn nhất cả nước