Hạ tầng - Chính sách

Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘nuôi mộng’ trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa, tập trung các dịch vụ logistics

Lan Ngọc 21/09/2024 23:02

Tỉnh thành này coi logistics là một ngành kinh tế mũi nhọn và sẽ tập trung đầu tư vào các trung tâm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hiện đại.

Chiều ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Buổi họp báo cũng là dịp để quảng bá vị trí Top 1 của Bình Dương trong bảng xếp hạng các Thành phố thông minh của Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) và cung cấp thông tin về Triển lãm Năng lượng và Tự động hóa Toàn cầu tại Việt Nam năm 2024.

Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, chia sẻ rằng quy hoạch phát triển của tỉnh được xây dựng trên cơ sở chiến lược quốc gia, phù hợp với quy hoạch vùng Đông Nam Bộ và các ngành kinh tế khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, quy hoạch này bám sát Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 154 của Chính phủ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh cho vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘nuôi mộng’ trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa, tập trung các dịch vụ logistics - Nguồn: Internet

(TyGiaMoi.com) - Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘nuôi mộng’ trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa, tập trung các dịch vụ logistics - Nguồn: Internet

Quy hoạch tỉnh Bình Dương tập trung vào 6 trụ cột phát triển chính, gồm 37 nhiệm vụ cụ thể và 5 chiến lược tích hợp. Mô hình quy hoạch theo cấu trúc "1 trụ cột phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết, 4 trung tâm động lực và 5 phân vùng phát triển" sẽ được áp dụng để tối ưu hóa tiềm năng của tỉnh.

Bình Dương đang thực hiện kế hoạch phát triển ngành logistics đến năm 2025, tầm nhìn 2030 và 2045, với mục tiêu trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa và cung cấp dịch vụ logistics cho các khu công nghiệp trong khu vực. Tỉnh coi logistics là một ngành kinh tế mũi nhọn và sẽ tập trung đầu tư vào các trung tâm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hiện đại.

Các khu đô thị cảng - logistics - dịch vụ dọc đường Vành đai 4 TP. HCM, với quy mô khoảng 2.702ha, sẽ được phát triển ở TP. Bến Cát.

Dự án bao gồm 4 cảng dọc sông Sài Gòn, với tổng vốn đầu tư khoảng hơn 3.400 tỷ đồng. Cảng sông An Tây cũng sẽ được xây dựng để phục vụ vận tải đường sông và kết nối với các cảng biển như Cái Mép và Cát Lái, với vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng.

Để đáp ứng nhu cầu logistics, Bình Dương đang tập trung phát triển các tuyến giao thông huyết mạch như Vành đai 3 và 4 TP. HCM, Quốc lộ 13, và các tuyến đường kết nối với Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai.

Cùng với đó, tỉnh sẽ nâng cấp hệ thống kho bãi, cảng thủy nội địa, cảng Sóng Thần và các cảng khác như An Sơn, An Tây và An Điền. Những hạ tầng này sẽ giúp đảm bảo sự liên thông và luân chuyển hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời kết nối chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, năm 2023, Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam, với GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm. Tỉnh tiếp tục nỗ lực bám sát quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp logistics đầu tư, xây dựng trung tâm logistics hiện đại, qua đó hiện thực hóa tiềm năng trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực và cả nước.

>> Sau nhiều năm ‘đắp chiếu’, đường vành đai nghìn tỷ tại TP. HCM sẽ tái khởi động vào năm sau

Thị trường bất động sản Bình Dương: phân khúc nhà phố tăng nhiệt

Vì sao Bình Dương được nhà đầu tư Nhật Bản ‘rót’ 150 triệu USD làm nhà ở giá rẻ?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-giau-nhat-viet-nam-nuoi-mong-tro-thanh-trung-tam-ve-tinh-noi-tap-ket-hang-hoa-tap-trung-cac-dich-vu-logistics-d133738.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘nuôi mộng’ trở thành trung tâm vệ tinh, nơi tập kết hàng hóa, tập trung các dịch vụ logistics
    POWERED BY ONECMS & INTECH