Tỉnh là ‘cửa ngõ’ kinh tế miền núi phía Bắc sắp có sân vận động 15.000 chỗ ngồi: Mặt sân đạt tiêu chuẩn thi đấu bóng đá quốc tế
Gói thầu số 26 Thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị khán đài sân vận động (không bao gồm hạng mục sân, đường nội bộ, rãnh thoát nước) và đường dây hạ thế có giá 86,72 tỷ đồng đang được BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh TP. Bắc Kạn mời thầu rộng rãi.
Thông tin trên báo Đấu Thầu cho biết Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) hiện đang tiến hành mời thầu Gói thầu số 26 Thi công xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị khán đài sân vận động đầu tiên của địa phương (không bao gồm hạng mục sân, đường nội bộ, rãnh thoát nước) và đường dây hạ thế có giá 86,72 tỷ đồng.
Gói thầu được mở thầu vào 16h20 phút ngày 31/10/2024 dưới hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng.
Trước đó, trên Cổng thông tin điện tử TP. Bắc Kạn thông tin vào tháng 3/2024, Dự án xây dựng Sân vận động tỉnh Bắc Kạn và các hạng mục phụ trợ với tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng do UBND TP làm chủ đầu tư hiện đang bắt đầu được triển khai thi công.
Phối cảnh Dự án xây dựng Sân vận động tỉnh Bắc Kạn và các hạng mục phụ trợ. Ảnh minh họa |
Nhằm đảm bảo dự án thi công đúng tiến độ, các nhà thầu thời điểm đó đã tập trung máy móc, thiết bị, thực hiện Gói thầu san nền, hệ thống cống thoát nước của SVĐ.
>> 'Bộ não' của sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam vừa cất nóc, vượt tiến độ 3 tháng 
Thông tin từ UBND TP. Bắc Kạn, Dự án xây dựng SVĐ tỉnh và các hạng mục phụ trợ được HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 14/7/2021; sau đó được phê duyệt điều chỉnh tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 10/12/2022.
Dự án xây dựng Sân vận động tỉnh Bắc Kạn và các hạng mục phụ trợ có tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Theo Nghị quyết này, TP sẽ xây dựng sân vận động khoảng 8.000 chỗ ngồi; các hạng mục phụ trợ gồm san nền tạo mặt bằng trên toàn bộ diện tích khoảng 20ha, xây dựng 1km đường giao thông xung quanh sân vận động với chiều rộng 16,5m, mặt đường bê tông nhựa...
Dự án có tổng mức đầu tư 252 tỷ đồng, do UBND thành phố bắc Kạn làm chủ đầu tư.
Việc triển khai xây dựng SVĐ tỉnh và các hạng mục phụ trợ nhằm đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của người dân; nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, đào tạo tài năng thể thao, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao; tổ chức các giải thi đấu thể thao của tỉnh, khu vực và toàn quốc; tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh và thành phố, góp phần đưa thành phố Bắc Kạn trở thành đô thị loại II trong tương lai.
Các nhà thầu đang tập trung máy móc, thiết bị và thực hiện gói thầu san nền. Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP. Bắc Kạn |
Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, công tác phối hợp giữa Chủ đầu tư với các sở, ban, ngành và địa phương nơi thực hiện dự án tương đối thuận lợi, nhận được sự đồng thuận của Nhân dân về chủ trương đầu tư dự án.
Theo như thiết kế, SVĐ này được lấy ý tưởng từ con thuyền vỏ trấu trong sự tích về hồ Ba Bể. Hai bên khán đài chính của SVĐ sẽ thiết kế mái bạt như cánh buồm vượt sóng, kết hợp tạo hình dãy núi đá Lũng Nham nổi tiếng trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa có nhiều bứt phá. Ảnh: Internet |
Mặt sân đạt tiêu chuẩn thi đấu bóng đá quốc tế cùng hệ thống đường piste 8 làn phục vụ cho thi đấu các môn điền kinh... Trước mắt, hệ thống khán đài sẽ được lắp đặt 8.000 ghế ngồi và có thể nâng lên 15.000 ghế trong giai đoạn tiếp theo.
Đối với hạng mục quảng trường sẽ gây chú ý với điểm nhấn là biểu tượng bông hoa 7 cánh, đại diện 7 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn kết hợp đài phun nước, sân khấu biểu diễn… nơi đây cũng sẽ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn của tỉnh.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi tọa lạc tại trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, bao gồm một thành phố (Bắc Kạn) và bảy huyện (Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm) với tổng cộng 108 xã, phường và thị trấn.
Tầm nhìn đến năm 2050, Bắc Kạn hình thành một nền kinh tế năng động và phát triển khá mạnh mẽ so với các địa phương khác trên toàn quốc; không gian phát triển được xây dựng hài hòa giữa đô thị và nông thôn, hướng đến mô hình đô thị sinh thái, hiện đại và bền vững.
Tỉnh này cũng đặt mục tiêu trở thành cửa ngõ kinh tế, điểm đến du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, và trở thành một trong những địa phương có môi trường sống đáng sống nhất cả nước.
>> Cảng biển gần 50.000 tỷ lớn nhất miền Trung được đề xuất bổ sung khu kho khí hóa lỏng 
Tiến độ loạt dự án của FLC hiện nay ra sao? 
Xử lý khẩn hàng loạt vi phạm đất đai tại xã Đại Mạch