Bất động sản

Tỉnh lớn nhất ĐBSCL sau sáp nhập sẽ sở hữu địa hình đa dạng, tiềm năng phát triển toàn diện hiếm có

Chi Chi 17/04/2025 - 15:30

Dự kiến sau khi sáp nhập, địa phương này vừa là tỉnh có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Theo nội dung đề án, tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang sẽ được sáp nhập thành một tỉnh mới, giữ tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính – chính trị đặt tại TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang hiện nay). Tỉnh mới có diện tích tự nhiên 9.888,9km2 và quy mô dân số khoảng 3,68 triệu người và trở thành địa phương có quy mô dân số cùng diện tích lớn nhất toàn vùng.

> > Hình hài đẹp mắt của đường dẫn cầu vượt sông trăm tỷ, nối thông 2 tỉnh giàu có của Việt Nam

Tỉnh lớn nhất ĐBSCL sau sáp nhập sẽ sở hữu địa hình đa dạng, tiềm năng phát triển toàn diện hiếm có- Ảnh 1.
Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL hiện tại. Ảnh: Internet

Riêng TP. Phú Quốc, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã đảo Thổ Châu để thành lập một huyện riêng, đồng thời nghiên cứu phương án thành lập hai đặc khu: Phú Quốc và Thổ Châu và định hướng phát triển các khu vực này trở thành trung tâm kinh tế đặc thù ven biển.

Việc sáp nhập hai tỉnh An Giang và Kiên Giang theo Nghị quyết 60 năm 2025 không chỉ là bước đi trong quá trình tinh gọn bộ máy hành chính mà còn mở ra cơ hội lớn để hình thành một cực tăng trưởng mới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khi hợp nhất, tỉnh mới sẽ có quy mô dân số gần 4 triệu người, địa hình đa dạng từ vùng núi, rừng tràm, đồng bằng đến biển đảo, tạo nên một đơn vị hành chính có tiềm năng phát triển toàn diện hiếm có.

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, từ lâu đã được xem là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng, với thế mạnh về trồng lúa, thủy sản nước ngọt và cây ăn trái. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại An Giang tương đối đồng bộ, trong khi nguồn nước phù sa và khí hậu ôn hòa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất bền vững.

Tỉnh lớn nhất ĐBSCL sau sáp nhập sẽ sở hữu địa hình đa dạng, tiềm năng phát triển toàn diện hiếm có- Ảnh 2.
Một góc tỉnh An Giang. Ảnh: Internet

Trong năm 2024, GRDP của An Giang tăng 6,6%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,13% và dịch vụ tăng 7,61%, cho thấy xu hướng chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế. Tỉnh cũng đang thu hút các dự án chế biến nông sản và đầu tư mạnh vào du lịch sinh thái, tâm linh với các điểm đến nổi bật như núi Sam, núi Cấm, rừng tràm Trà Sư.

Trong khi đó, Kiên Giang là tỉnh ven biển có tiềm năng vượt trội về kinh tế biển và du lịch nghỉ dưỡng. Năm 2024, GRDP toàn tỉnh tăng 7,5%, thu ngân sách đạt gần 17.000 tỷ đồng, vượt dự toán đề ra. Kiên Giang đang định hướng phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch và kinh tế biển tầm cỡ quốc tế, đồng thời mở rộng đô thị ven biển Hà Tiên, Rạch Giá, phát triển cảng biển, năng lượng tái tạo và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao. Hạ tầng giao thông như đường ven biển, cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu hay tuyến vận tải kết nối Phú Quốc đang được quy hoạch đồng bộ để tạo thế liên kết vùng.

Khi hợp nhất, tỉnh mới – dự kiến vẫn mang tên An Giang – sẽ có lợi thế kết nối trục phát triển hoàn chỉnh từ sản xuất nông nghiệp nội địa đến logistics – xuất khẩu qua hệ thống cảng biển ven Tây và sân bay quốc tế Phú Quốc. Đây sẽ là mô hình tích hợp giữa trung tâm sản xuất lương thực thực phẩm và cửa ngõ giao thương quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển chuỗi giá trị bền vững. Việc kết hợp giữa các thế mạnh về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và kinh tế biển sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, thu hút dòng vốn đầu tư lớn và đưa tỉnh mới trở thành trung tâm động lực mới của cả vùng Tây Nam Bộ.

> > ‘Đà Lạt thứ 2’ của Tây Nguyên sẽ hình thành đô thị, dịch vụ, du lịch hơn 4.300ha nằm giáp cao tốc

Chỉ 3 tháng nữa, TP được ví như 'Tiểu Paris' của Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính

Chỉ 3 tháng nữa, thành phố nhỏ nhất Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-lon-nhat-dbscl-sau-sap-nhap-se-so-huu-dia-hinh-da-dang-tiem-nang-phat-trien-toan-dien-hiem-co-20225041710403548.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tỉnh lớn nhất ĐBSCL sau sáp nhập sẽ sở hữu địa hình đa dạng, tiềm năng phát triển toàn diện hiếm có
    POWERED BY ONECMS & INTECH