Dự án đường cao tốc có ý nghĩa quan trọng khi góp phần hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc, rút ngắn khoảng thời gian kết nối giữa Tây Nguyên với Đông Nam Bộ.
Ngày 13/5, HĐND tỉnh Bình Phước đã tổ chức kỳ họp thứ 13 thông qua Nghị quyết xây dựng đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành  (đoạn qua Bình Phước) và một số nội dung quan trọng khác.
Theo đó, cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước có tổng kinh phí 1.474 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương dự kiến là 1.000 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện từ năm 2024-2026.
Cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 6,6 km. Điểm đầu giáp 2 tỉnh Bình Dương  - Bình Phước và điểm cuối là thị xã Chơn Thành (Bình Phước). Dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc theo quy định được duyệt, cùng với cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ hình thành các trục giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, rút ngắn thời gian di chuyển, chi phí vận tải và đảm bảo an toàn giao thông.
Tổng chiều dài toàn tuyến của cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành là khoảng 45,6 km, tổng kinh phí xây dựng, giải phóng mặt bằng hơn 17.400 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này xuất phát từ đường Vành đai 3 - TP.HCM đi trùng với đường ĐT 743, ĐT 747 đến trước cầu Khánh Vân (TP. Tân Uyên, Bình Dương), sau đó chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại, đi men theo Suối Cái và song song với đường ĐH 409 (thuộc TP. Tân Uyên). Tiếp đó, cao tốc sẽ giao cắt đường ĐT 747A tại Cổng Xanh (huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương), đi song song và giao cắt với ĐT 741, cắt đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, lên xã An Long (huyện Phú Giáo) đến ranh tỉnh Bình Phước (thuộc huyện Bàu Bàng, Bình Dương).
>> Sân bay lớn nhất Tây Bắc trong tương lai vốn 7.000 tỷ có bước tiến mới 
Trước đó vào tháng 3/3024, lãnh đạo Thành ủy TP. HCM đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước về phương án triển khai dự án đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và đưa ra 2 phương án triển khai dự án với quy mô và mức đầu tư khác nhau.
Theo đó, phương án 1 có thiết kế mặt cắt đường 24,75m với tổng vốn đầu tư khoảng 33.800 tỷ đồng; phương án 2 thiết kế mặt cắt đường 17m với tổng vốn đầu tư khoảng 28.200 tỷ đồng. Hai địa phương thống nhất chủ trương giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư dự án, làm việc với các bộ ngành và địa phương để thống nhất phương thức đầu tư, nguồn vốn thực hiện...
Bình Phước là tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ (6.873,56km2). Tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ có 240km đường biên giới với Campuchia trong đó 3 tỉnh biên giới. Đây cũng là cửa ngõ đồng thời là cầu nối của vùng với Tây Nguyên và Campuchia.
>> Trung tâm cảng biển Đông Nam Bộ tiếp tục được đầu tư nghìn tỷ với dự án của Long Sơn
Thủ tướng chỉ đạo 'gỡ khó' cao tốc 44.700 tỷ kết nối siêu cảng 'án ngữ' cửa ngõ ĐBSCL 
Lộ ngày khởi công tuyến cao tốc trọng điểm phía Nam trị giá 20.000 tỷ đồng