Dù địa hình hiểm trở, tỉnh này vẫn làm tới 42 tuyến đường bộ, 720km đường sắt và nhiều sân bay tỏa khắp các tỉnh miền Bắc.
Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 6.364,03km2, gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện: TP. Lào Cai, thị xã Sa Pa và 7 huyện. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Tỉnh sở hữu "nóc nhà Đồng Dương"
Tỉnh Lào Cai là một trong số ít địa phương ở miền núi phía Bắc Việt Nam có địa hình chia thành vùng cao, thấp khác nhau. Đây cũng là nơi duy nhất ở nước ta có nhiều đỉnh núi cao trên 2.800m, trong đó nổi danh nhất là đỉnh Phan Si Păng (Fansipan) cao 3.143m, được mệnh danh là "nóc nhà Việt Nam" và "nóc nhà Đông Dương".
Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.
Đáng chú ý, về đường bộ, trước năm 2025, tỉnh xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; hoàn thiện xây dựng, nâng cấp các tuyến QL.70, QL.4, QL.4D, QL.4E, QL.279 đạt tối thiểu quy mô cấp IV-III. Tỉnh nghiên cứu xây dựng các tuyến đường tránh, hầm qua núi, cầu vượt hoặc hầm chui... phù hợp với từng quy hoạch.
Về đường sắt, thống nhất phương án kết nối, triển khai xây dựng đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Đầu tư tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435mm Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước năm 2030. Cải tạo tuyến đường sắt Phố Lu - Cam Đường, chuyển tuyến đường sắt vận tải quặng Cam Đường - Đông Hồ ra ngoài khu trung tâm đô thị.
Với đường hàng không, Lào Cai sẽ hoàn thành xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn cấp 4C, định hướng là cảng hàng không quốc tế. Ngoài ra, tỉnh nghiên cứu xây dựng các sân bay trực thăng tại các huyện Bắc Hà, Bát Xát, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai phục vụ phát triển du lịch, cứu hộ cứu nạn.
Về đường thủy, tỉnh đầu tư, xây dựng các bến trên sông Chảy đoạn Bảo Nhai - Cốc Ly và vùng hồ Bắc Hà. Kêu gọi đầu tư và triển khai xây dựng tuyến đường thủy nội địa trên sông Hồng từ tỉnh Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) đạt cấp III để phát triển du lịch và vận tải hàng hóa. Xây dựng các cụm cảng hàng hóa Lục Cẩu (Kim Thành), Phố Mới, Phố Lu, Bảo Hà và cảng khác...
Với cảng cạn, tỉnh xây dựng hệ thống cảng cạn, cụm cảng cạn Lào Cai đến năm 2030 với tổng năng lực thông quan hàng hóa trên 1.500.000 TEU tại: Thành phố Lào Cai, khu vực Kim Thành - Bản Vược, khu vực Cảng hàng không Sa Pa và cảng khác khi có nhu cầu.
>> Bất ngờ Việt Nam có đến 3 địa danh lọt Top điểm du lịch đẹp nhất cần đến năm 2024 
Chi tiết mạng lưới giao thông Lào Cai đến năm 2030
Thời kỳ 2021-2030, mạng lưới giao thông tỉnh Lào Cai sẽ gồm 42 đường bộ và cầu, 6 tuyến đường sắt, 1 sân bay Sa Pa; cụ thể như sau:
- Đường quốc lộ gồm: Quốc lộ 70, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 4, Quốc lộ 4E, Quốc lộ 279.
- Cao tốc: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai 6 làn xe
- Đường tỉnh: ĐT.151, ĐT.151B, ĐT.151C, ĐT.152, ĐT.152B, ĐT.153.
- Tuyến tránh: ĐT.154, ĐT.155, ĐT.156, ĐT.156B, ĐT.157, ĐT.158, ĐT.159, ĐT.160, ĐT.161, ĐT.162.
- Công trình giao thông khác: Đường Trịnh Tường - Phìn Hồ - Y Tý, đường Sa Pả - Hầu Thào, đường làng Giàng - Quốc lộ 70, đường Võ Lao - nút giao Cảng hàng không Sa Pa, đường kết nối đường tránh QL.4D - Sa Pa, đường kết nối Cảng hàng không Sa Pa - ĐT.161 - QL.70 - QL.279, đường Cốc Mỳ - Y Tý, đường Tằng Loỏng - IC17 - Trần Hưng Đạo, Sa Pa - Bản Dền - Thanh Kim - Bản Phùng - Tả Thàng - ĐT.152 - Nút giao Phố Lu, Thành phố Lào Cai - Tả Phời - Ú Sì Sung - Bản Phùng - Thanh Kim và kết nối với ĐT.152 tại Bản Dền;
Tuyến kết nối từ Sa Pa đến Bát Xát theo hướng: Sa Pả - Tả Phìn - Ngòi San - Phin Ngan - Quang Kim - Tỉnh lộ 156 và kết nối với sân gôn; đường kết nối Cảng hàng không Sa Pa - trung tâm thị xã Sa Pa; đường kết nối Cảng hàng không Sa Pa - Khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai; Xây dựng tuyến đường kết nối từ xã Dền Sáng (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) - Sìn Súi Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu);
Xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng thuộc khu vực Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc); xây dựng cầu Phú Thịnh; Xây dựng các cầu vượt sông Hồng khác; xây dựng cầu đường bộ qua suối Lũng Pô xã A Mú Sung, huyện Bát Xát với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; cầu qua sông Hồng tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát; xây dựng cầu qua sông Chảy tại lối mở Hóa Chư Phùng, huyện Si Ma Cai; các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Đường sắt: Đường sắt nối Ga Lào Cai (Việt Nam) - Ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) 4,8km; đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng 392km, tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai 296km, đường sắt Phố Lu - Cam Đường 25km, di dời đường sắt vận tải quặng Cam Đường - Đồng Hồ ra khỏi trung tâm đô thị 25km, đường sắt nối Ga Phố Lu - Ga Xuân Giao - Khu mỏ Apatit Lào Cai 15km, đường sắt nối cảng cạn Lào Cai - Ga Lào Cai 3km.
>> Một huyện Tây Nguyên sắp sáp nhập vào Đà Lạt, thu hơn 320 tỷ đồng từ du lịch