Tình tiết mới về nội bộ công ty ở Campuchia vận hành đường dây lừa đảo 1.000 tỷ có Phạm Thị Huyền Trang là quản lý cấp cao
Theo điều tra, nhóm tội phạm giả danh công an, cán bộ thuế, ngành điện, giáo dục để gọi điện hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó chiếm quyền sử dụng điện thoại và rút tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại.
Công an tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phối hợp với công an các địa phương điều tra mở rộng đường dây lừa đảo chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng. Đến nay, cơ quan điều tra đã khởi tố 41 bị can với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hôm 2/2, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Thế Tùng gửi thư khen Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh vì triệt phá thành công nhóm đối tượng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo hơn 13.000 người dân trên cả nước. Lãnh đạo Bộ Công an cũng yêu cầu củng cố hồ sơ, truy tố các đối tượng theo quy định pháp luật.
Theo điều tra, nhóm tội phạm giả danh công an, cán bộ thuế, ngành điện, giáo dục để gọi điện hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó chiếm quyền sử dụng điện thoại và rút tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại. Thủ đoạn này lợi dụng việc Chính phủ triển khai chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính.
Một số đối tượng trong đường dây lừa đảo |
>> 'Quân bài' kéo sập đường dây lừa đảo 1.000 tỷ đồng ở Campuchia 
Các đối tượng hoạt động tại khu vực Tam Thái Tử, thành phố Bà Vẹt, tỉnh Svay Riêng, Campuchia. Riêng tại Bắc Ninh, hơn 300 nạn nhân đã bị lừa với tổng số tiền trên 31 tỷ đồng. Một số đối tượng trong đường dây này kiếm được đến 2 tỷ đồng mỗi tháng từ hoạt động phi pháp.
Đóng vai trò quan trọng trong đường dây lừa đảo là Phạm Thị Huyền Trang (SN 1999, Hải Phòng), quản lý cấp cao kiêm phiên dịch. Trang chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản lừa đảo, đào tạo các đối tượng cấp dưới và hưởng mức lương lên tới 200 triệu đồng/tháng.
Tại cơ quan điều tra, Trang khai nhận có một bộ phận chuyên thu thập dữ liệu cá nhân bị lộ trên mạng xã hội. Các công ty khác tại Campuchia cũng tham gia mua bán và cung cấp thông tin này cho các tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia. Đặc biệt, dữ liệu của phụ huynh học sinh thường bao gồm cả thông tin về con cái, địa chỉ, giúp kẻ gian dễ dàng khai thác tâm lý nạn nhân.
Theo phóng sự mới nhất của VTV, hình ảnh bên trong nơi làm việc của nhóm lừa đảo tại biên giới Campuchia cho thấy mỗi ngày, các "nhân viên" của công ty lừa đảo nhận danh sách số điện thoại cần gọi. Họ sử dụng các kịch bản lừa đảo dựa trên tình hình thời sự như cập nhật căn cước công dân, kê khai thuế, nhập học trực tuyến...
Mỗi nhóm tập trung lừa đảo chính người dân nước mình, tận dụng sự am hiểu tâm lý để khiến nạn nhân sập bẫy. "Mình phải nắm bắt được tâm lý, điểm yếu của khách hàng thì mới thành công được", Phạm Thị Huyền Trang thừa nhận.
>> Mức thưởng tết của các đối tượng trong vụ công ty lừa đảo ở Campuchia
Campuchia thành 'kho' điều thô lớn thứ 2 thế giới, Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua 
'Quân bài' kéo sập đường dây lừa đảo 1.000 tỷ đồng ở Campuchia