Tổng Giám đốc ACB: Chỉ có chính chủ của tài khoản mới chuyển được tiền
Việc giao dịch phải xác thực bằng khuôn mặt khiến tội phạm khó có thể giả mạo để lấy được tiền.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã chứng khoán: ACB) cho biết, từ đầu tháng 7, ACB đã triển khai gói xác thực khuôn mặt kết hợp ACB Safekey, hoàn thiện hệ thống xác thực đa tầng. Từ đó, Ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn cho tài khoản giao dịch “chính chủ”. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 800.000 khách hàng của ACB đã cập nhật sinh trắc học thành công.
Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB chia sẻ: “Ngay khi triển khai đăng ký xác thực khuôn mặt cho khách hàng, chúng tôi đã cân nhắc rằng hệ thống này có thể sẽ không mượt mà. Nhưng thực tế sau khi triển khai, khách hàng chỉ mất chưa đến 30 giây là đã xác thực được. Đây là giải pháp rất triệt để, giúp giải quyết được các rủi ro về bảo mật và an toàn tài khoản".
Theo lãnh đạo ACB, với việc xác thực khuôn mặt, chỉ có “chính chủ” của tài khoản mới chuyển được tiền. Trong trường hợp chủ tài khoản bị lộ thông tin, tội phạm có thể chiếm quyền kiểm soát điện thoại để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của họ. Tuy nhiên, với việc khi giao dịch phải xác thực bằng khuôn mặt đã so khớp với khuôn mặt trên thẻ căn cước, tội phạm khó có thể giả mạo để lấy được tiền.
>> Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ 
Ảnh: ACB |
Một vài thủ đoạn phổ biến tại Việt Nam như ăn cắp danh tính (sao chép căn cước công dân, giả mạo Facebook, deep fake...), sao chép dữ liệu thẻ (skimming, cloning), liên kết giả mạo...
Trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của nhóm tội phạm, các ngân hàng tăng cường nhiều tính năng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng khi giao dịch trên không gian số. Trong đó, ACB đã chủ động loại bỏ các tài khoản không chính chủ qua các phương thức định danh eKYC, Video Call Face Identity hay IDCheck đối chiếu với dữ liệu căn cước công dân lưu tại Bộ Công an. Hành động này giúp ngăn chặn giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng, tự động phát hiện và cảnh báo những ứng dụng khả nghi, có nguy cơ chiếm, quyền kiểm soát điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, đại diện ngân hàng này cũng giải thích việc nhiều khách hàng phản ánh khó cập nhật dữ liệu sinh trắc học là do hệ thống đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn từ ngân hàng để nắm rõ các bước thực hiện.
>> Nóng: Thêm thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến xác thực sinh trắc học ngân hàng 
Ảnh: ACB |
Trong quá trình cập nhật xác thực sinh trắc học, khách hàng cần nắm rõ cách khắc phục đối với một số lỗi sau:
- Lỗi thiết bị không khả dụng
Nguyên nhân đến từ việc thiết bị của khách hàng không có chức năng đọc NFC. Để giải quyết, khách có thể đăng ký xác thực khuôn mặt trên một thiết bị khác hỗ trợ đọc NFC.
- Màn hình không hiển thị nút chụp ảnh
Điều kiện chụp ảnh không đạt yêu cầu cũng có thể dẫn đến lỗi này, có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh góc mặt, ánh sáng theo hướng dẫn trên màn hình.
- Đọc thẻ căn cước không thành công
Việc mất kết nối trong quá trình quét chip cũng khiến quá trình cập nhật bị gián đoạn. Nếu gặp tình trạng này, người thực hiện nên bắt đầu lại quy trình xác thực. Lưu ý, trong khi quét, khách hàng nên giữ kết nối ổn định khi xuất hiện thanh đọc thẻ và không xê dịch căn cước công dân hoặc điện thoại.
- Lỗi định danh không thành công
Nguyên nhân của lỗi này là thông tin định danh (khuôn mặt) không trùng khớp hoặc thông tin thẻ CCCD sai khác với thông tin định danh tại ngân hàng. Với trường hợp này, khách hàng nên liên hệ các đơn vị để tìm phương án hỗ trợ.
- Lỗi xác thực khuôn mặt và màn hình hiển thị thông báo "Có lỗi xảy ra, vui lòng thử lại sau"
Trường hợp này thường xảy ra khi thiết bị bị lỗi kết nối. Khách hàng có thể ngắt kết nối Wi-Fi, dùng 4G và đăng ký lại.
Bên cạnh những biện pháp trên , ACB cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng nên chủ động cảnh giác, bảo vệ an toàn thông tin. Khách hàng cập nhật sinh trắc học qua ứng dụng ACB One hoặc tại quầy giao dịch, không thực hiện qua website hay ứng dụng nào khác.
>> Hệ thống kiểm tra sinh trắc học có bị ‘lừa’ bởi ảnh tĩnh, công nghệ Deepfake? 
Nóng: Thêm thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến xác thực sinh trắc học ngân hàng 
SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: “Giả mạo hỗ trợ” đăng ký xác thực sinh trắc học