Tổng Giám đốc OCB có quan điểm lạ "phải mừng vì ngân hàng thừa tiền"
Tổng Giám đốc OCB đã có những chia sẻ liên quan đến "căn bệnh" thừa tiền của các ngân hàng.
Đầu tháng 9/2023, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết, chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ “khó khăn như bây giờ”. Toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền".
Đến ngày 21/9/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt 5,91%, rất thấp so mức tăng 10,83% của cùng kỳ tăng, và còn xa so mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% cả năm. Đây là điều rất đáng quan tâm vì lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 1,0%/năm so với cuối năm 2022.
Đến ngày 30/9, lãi suất huy động là khoảng 5,9%, tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại là 12.900 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm ngoái, lãi suất huy động là 7,68%; lãi suất cho vay dự đoán là khoảng 6,1-6,2%; tổng dư nợ của nền kinh tế là 12.630 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng chậm hơn năm ngoái.
Nguyên nhân do nhiều lý do khách quan, trong đó có khó khăn đến từ nền kinh tế, tác động của nước ngoài và khó khăn của doanh nghiệp trong nước.
Lâu nay, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp, mà giờ đây ngân hàng không cho vay được, dù lãi suất giảm, cho thấy nền kinh tế đang rất khó khăn. Ngân hàng đang phải “chữa bệnh thừa tiền” nhưng rất mâu thuẫn, doanh nghiệp lại không vay được.
Chia sẻ về những liên quan đến việc “thừa tiền” của các ngân hàng, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho rằng, giai đoạn này, mọi người phải mừng vì “thừa tiền” tức là thanh khoản đang rất dồi dào . Theo tôi, đây là tín hiệu tốt.
Cụ thể, theo vtc.vn, về việc ngành ngân hàng vừa có thêm một từ khá thú vị - “thừa tiền”, ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ ngân hàng OCB cho rằng, "thừa tiền" chính là một tín hiệu tốt.
Nguồn: vtc.vn |
"Tôi thấy “thừa tiền” chính là một tín hiệu tốt. Như chúng ta đã biết, thanh khoản ngành ngân hàng cuối năm ngoái đến năm nay rất khó khăn. Nếu không có sự chèo lái vững chắc của Ngân hàng Nhà nước, thị trường sẽ rất khó" - ông Tùng chia sẻ.
Vị này đánh giá thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam đã "trưởng thành" hơn trước rất nhiều. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành kịp thời, sắc sảo.
Trong ngành ngân hàng và nền kinh tế, cái nguy hiểm nhất chính là thanh khoản. Thanh khoản mà mất thì vỡ hết toàn bộ, thị trường suy sụp cũng vì thanh khoản. Chính vì vậy, giai đoạn này, mọi người phải mừng vì “thừa tiền” tức là thanh khoản đang rất dồi dào. Theo ông Tùng, "thừa tiền" cũng là một tín hiệu tốt.
Bên cạnh đó, TGĐ ngân hàng OCB cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến thanh khoản tốt, dồi dào.
Khi nền kinh tế gặp khó khăn, tính thận trọng của nhà đầu tư cao hơn. Khi nhà đầu tư thận trọng, họ thường để tiền vào tiết kiệm thay vì kinh doanh. Ví dụ, khi kinh doanh thuận lợi, chúng ta sẽ đổ hết tiền vào kinh doanh nhưng khi thị trường khó khăn, cách thông minh nhất là dành một khoản tiền bỏ vào tiết kiệm để dự phòng.
Khi doanh nghiệp, người dân chuyển tiền từ kinh doanh sang tiết kiệm cũng có nghĩa là người ta chuyển tiền từ thị trường lưu thông vào ngân hàng. Điều này dẫn tới vốn huy động của ngân hàng tăng lên, cộng với nhịp thứ hai là nhu cầu vốn vay của thị trường không tăng nhanh, lượng vốn hút ra lưu thông chậm hơn dẫn tới thanh khoản trên thị trường sẽ cao lên.
Tuy nhiên, đây là tín hiệu tốt, đặc biệt là khi chúng ta vừa trải qua giai đoạn thanh khoản cực kỳ khó khăn. Giai đoạn này đang hỗ trợ cho sự ổn định và vững chắc trở lại cho ngành ngân hàng.
Tại một diễn biến khác, chiều 10/10, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thông báo kết quả đấu thầu tín phiếu kỳ hạn 28 ngày. Trong số 11 thành viên tham gia đấu thầu, có sáu thành viên trúng thầu gần 10.000 tỷ đồng, với lãi suất 0,8%/năm, giảm 0,2%/năm so với phiên phát hành ngày 9/10.
Như vậy kể từ đợt phát hành đầu tiên vào ngày 21/9, đến nay Ngân hàng Nhà nước đã phát hành gần 155.700 tỷ đồng tín phiếu. Theo các chuyên gia, động thái này của Ngân hàng Nhà nước chỉ nhằm "chữa bệnh" thừa thanh khoản, giảm áp lực lên tỷ giá.
Thừa tiền, ngân hàng lo sợ giảm lãi cho vay tiếp thì sẽ lỗ