Trong 9 tháng đầu năm 2023, có 24/27 nhà băng ghi nhận tăng trưởng về tổng tài sản.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, bảng xếp hạng top 10 ngân hàng  có tổng tài sản đã chứng kiến sự rượt đuổi và thay đổi thứ hạng không chỉ ở khối big 4 mà còn cả ở nhóm tư nhân.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 đạt gần 13,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm ngoái.
Trong đó, có 24 nhà băng ghi nhận tăng trưởng về tổng tài sản. Đồng thời cũng có 4 ngân hàng là Vietcombank, VietABank, Kienlongbank và PG Bank chứng kiến sự sụt giảm về tổng tài sản.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID ) dẫn đầu vị trí quán quân với tổng tài sản đạt mức 2,13 triệu tỷ  đồng tính đến ngày 30/9/2023, chỉ mở rộng 1% so với đầu năm. Trong đó, tiền mặt giảm 22% còn 10.731 tỷ đồng, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 62% còn 42.654 tỷ đồng và cho vay khách hàng tăng 9% đạt 1,65 triệu tỷ đồng.
Đứng vị trí thứ 2 là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank - Mã: CTG ) với quy mô tổng tài sản tính đến hết quý 3/2023 của VietinBank là 1,89 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,39 triệu tỷ đồng , tăng 8,7% so với đầu năm, tăng trưởng tích cực phù hợp với các định hướng và room tín dụng của NHNN.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB ) tính đến thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản Vietcombank ở mức hơn 1,7 triệu tỷ đồng , giảm 4,5% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đến cuối tháng 9 tăng gần 4% so với đầu năm. Tổng tài sản của Vietcombank giảm do nguyên nhân chủ yếu là tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm hơn 63.000 tỷ xuống còn hơn 29.300 tỷ đồng, tương đương giảm 68%.
Ngân hàng TMCP Quân đội (Mã: MB ) đứng vị trí thứ 4 với quy mô tổng tài sản đạt 816.000 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Đây là mức tăng về số dư tuyệt đối cao thứ ba trong toàn ngành, chỉ sau VPBank và HDBank.
Tiếp theo là Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB ) với tổng tài sản đạt 781,3 nghìn tỷ đồng tại ngày 30/9/2023, tăng 11,8% so với đầu năm. Chất lượng tài sản của ngân hàng  hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ cần chú ý giảm từ 2% xuống 1,3% so với kỳ trước.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB ) ghi nhận mức tăng trưởng tổng tài sản cao nhất với mức 780.213 tỷ  đồng, tăng thêm gần 150.000 tỷ đồng tương đương 23,6% chỉ trong 9 tháng. Kết quả này là nhờ mức tăng trưởng 19% trong hoạt động cho vay do có dòng tiền gửi dồi dào.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB ) có mức tổng tài sản tính đến cuối quý 3/2023  mở rộng thêm 10% so với đầu năm, lên mức 651.288 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 8%; tiền gửi khách hàng tăng 12%.
Với Ngân hàng TMCP Á Châu (Mã: ACB ) ghi nhận tổng tài sản đạt mức 648.510 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (Mã: SHB ) tính đến hết 9/2023, tổng tài sản cán mốc 596 nghìn tỷ đồng, tăng 8,13% so với đầu năm.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - Mã: HDB ) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023 với tổng tài sản cán mốc 508.263 tỷ đồng , tăng 22,1% so với đầu năm. Đây là mức tăng trưởng gần cao nhất toàn ngành chỉ đứng sau VPBank. Ngoài ra, tổng huy động vốn đạt 448.225 tỷ đồng, tăng 22,4% so với đầu năm, trong đó huy động từ khách hàng đạt 341.713 tỷ đồng, tăng 51,5% là minh chứng cho sự tin tưởng của khách hàng và uy tín của HDBank.
Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến tháng 9/2023 |
Top 5 ngân hàng có lượng tiền gửi tăng mạnh nhất trong quý 3/2023 
Người dân gửi hơn 6,8 triệu tỷ đồng vào ngân hàng trong tháng 7/2024 
Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 21 triệu tỷ đồng, tăng 4,97%