Hiện TP. HCM đã được quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray) tổng chiều dài 220km, vốn đầu tư ước tính khoảng 25 tỷ USD.
Sáng 16-2, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố; Tổ Chuyên gia tư vấn xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng tư vấn và tổ chuyên gia đã tập trung vào góp ý đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị (Metro) kết hợp mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD) trên địa bàn.
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi chủ trì cuộc họp |
Tiến sĩ - kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, TP. HCM hoàn thành 220km đường sắt đô thị vào năm 2035 là nhiệm vụ khó khăn. Do đó, thành phố cần có tư duy khác, cách làm khác cách làm hiện nay.
Vì thế, ông Sơn đề xuất thành lập Tập đoàn Metro và TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) như một công ty cổ phần. Thành phần đầu tiên là sở, ngành liên quan; còn UBND TP.HCM là "nhạc trưởng", là người có cổ phần cao nhất trong tập đoàn, điều phối nhịp nhàng các sở, ngành.
Ông Sơn còn cho rằng, TP. HCM cần tiếp cận với tư duy đa ngành chứ không đơn ngành; các sở, ngành liên quan đều tham gia vào việc lập đề án và thực hiện.
Ngoài ra, ông Sơn cũng đề xuất nên có một ban thực hiện dự án TOD vì Nghị quyết 98 đã trao quyền và Trung ương cũng rất ủng hộ TP. HCM thực hiện cách làm này, đầu tiên trong cả nước.
>> Tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có 3 mặt là núi dự kiến thành lập 6 khu công nghiệp mới 
TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn đề xuất thành lập Tập đoàn Metro và TOD như một công ty cổ phần |
Đồng quan điểm, PGS.TS Vũ Minh Khương, thành viên Hội đồng Tư vấn và Tổ tư vấn đường sắt sắt đô thị cho rằng, cần có liên minh hành động gồm các lực lượng tinh nhuệ về đường sắt đô thị của cả nước và đại diện các bộ ngành, TP. HCM, Hà Nội, các chuyên gia và nhà đầu tư quốc tế để cùng làm hệ thống Metro.
Kết luận phiên họp, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM khẳng định, không chỉ đường sắt đô thị, các vấn đề khác của thành phố, UBND TP đều chỉ đạo tiếp cận đa ngành, tổng thể theo mục tiêu phát triển bền vững và lấy người dân làm trung tâm. Đó là lý do vì sao TP. HCM thành lập nhiều ban chỉ đạo, tổ công tác, bởi chỉ một sở, ngành không giải quyết được vấn đề.
Đối với đề xuất thành lập Tập đoàn Metro và TOD, Chủ tịch UBND thành phố cho hay sẽ nghiên cứu thêm vấn đề này và việc thành lập khi nào, giai đoạn nào, thành phố sẽ nghiên cứu.
Hiện TP. HCM đã được quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray) tổng chiều dài 220km, vốn đầu tư ước tính khoảng 25 tỷ USD. Trong đó, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đã được triển khai, những tuyến còn lại chưa đầu tư.
Đột phá làm đường sắt đô thị, tránh thiệt hại tỷ USD/năm do ùn tắc? 
3 kỷ lục của tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng