Trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, doanh nghiệp bất động sản rục rịch phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại song từ tháng 7/2022 tới nay lại án binh bất động.
Theo số liệu cập nhật mới nhất, nửa đầu tháng 8/2022, thị trường tráp phiếu chỉ ghi nhận 6 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 2.210 tỷ đồng (toàn bộ đến từ lĩnh vực ngân hàng, tài chính).
Lũy kế từ đầu năm đến nay, phát hành trái phiếu riêng lẻ chỉ đạt gần 200.000 tỷ đồng - giảm 37% so với cùng kỳ.
Trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua, doanh nghiệp bất động sản rục rịch phát hành trái phiếu doanh nghiệp trở lại song từ tháng 7/2022 tới nay lại án binh bất động.
Theo FiinGroup, trái phiếu doanh nghiệp ngành bất động sản và xây dựng đã suy giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2022 - nhất là sau các sự kiện hủy lô trái phiếu trong tháng 4/2022. Quan trọng hơn, quý III tới đây, có tới 33.624 tỷ đồng trái phiếu của nhóm này đến thời điểm đáo hạn.
Chỉ 5/24 lô trái phiếu phát hành trong tháng 7 có tài sản đảm bảo 
Việc các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu giai đoạn 2019 - 2021 đã làm gia tăng áp lực đáo hạn vào năm 2022 - 2026.
Dự báo trong giai đoạn 2023 - 2024, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu toàn thị trường lần lượt đạt 374.300 tỷ đồng và 381.200 tỷ đồng trong đó nhóm bất động sản đứng thứ hai với 120.400 tỷ đồng (32,1%) và 121.100 tỷ đồng (32%).
"Cuối năm 2022 và các năm 2023, 2024 sẽ là giai đoạn khó khăn về dòng tiền đối với các doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu đáo hạn. Đối với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, chất lượng tài sản không cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để xoay vòng trong bối cảnh: Nguồn vốn vay ngân hàng khó tiếp cận; nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bị siết chặt; sức hấp thụ của thị trường địa ốc trong năm 2023 - 2024 là không cao”, báo cáo của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) mới đây nhấn mạnh.
Giá trị trái phiếu đáo hạn giai đoạn 2023 - 2032
Trở lại với thị trường chung, trong ngắn hạn, thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục xu hướng suy giảm về khối lượng phát hành cho đến khi các quy định pháp lý rõ ràng cho cơ sở nhà phát hành và nhà đầu tư, cụ thể là sửa đổi Nghị định 153 - ít nhất đến hết quý III.
Sang năm 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có những thay đổi về chất theo xu hướng phát hành đại chúng sẽ tăng trưởng mạnh về quy mô, nhất là từ các doanh nghiệp có hồ sơ kinh doanh tốt và chủ động minh bạch hồ sơ tín dụng của họ trên thị trường.
Phát hành riêng lẻ sẽ có sự thay đổi chủ yếu giảm về quy mô nhưng hướng đến cơ sở nhà đầu tư rộng rãi hơn bao gồm nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, các định chế tài chính như bảo hiểm, quỹ trái phiếu và quỹ hưu trí.
Mặc dù việc phân phối cho nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp vẫn sẽ khó khăn hơn, các quy định mới như dự thảo hiện nay nếu đi vào áp dụng vẫn sẽ góp phần cho các doanh nghiệp niêm yết hoặc các doanh nghiệp chủ động minh bạch hóa thông tin và hồ sơ tín dụng để hướng đến các nhà đầu tư tổ chức cùng chia sẻ rủi ro và kỳ vọng mức lãi suất phù hợp.
Mua trái phiếu xong, công ty chứng khoán vội bán lại cho nhà đầu tư cá nhân 
Từng lạc quan VN-Index cán mốc 1.240 vào cuối 2023, KBSV hạ dự báo xuống còn 1.160 
Vượt cản 1.240, VN-Index hướng lên vùng đỉnh 1 năm quanh 1.280 - 1.300 điểm?