Trung Quốc đẩy mạnh tham vọng AI, dự đoán thu được lợi ích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD mỗi năm
Cuộc đua AI đang thu hút nguồn lực khổng lồ của các công ty Trung Quốc đang tìm cách kiếm tiền từ 'công nghệ tiên phong'.
Hành lang nơi tổ chức Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới ở Thượng Hải vào ngày 9/7. Ảnh: Reuters |
Theo một công ty tư vấn quản lý lớn tại Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc tin rằng dòng tiền thông minh đang được đầu tư mạnh mẽ vào phát triển trí tuệ nhân tạo  trong thập kỷ tới, và nguồn thu hàng năm sẽ lên tới hàng nghìn tỷ USD và trở thành động lực chiến lược cho tăng trưởng kinh tế.
Joe Ngai, đối tác cấp cao và chủ tịch văn phòng của McKinsey & Company tại Trung Quốc, cho biết: “AI sẽ là một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất trong tương lai, đặc biệt là sau khi ChatGPT  ra đời”.
Thêm vào đó, các công ty Trung Quốc cũng đang để mắt đến AI khi họ bước vào các lĩnh vực mới với hy vọng giành được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều sự hoài nghi.
Ông nói với giới truyền thông ở buổi họp báo rằng: “Các công ty ở Trung Quốc đang phát triển hiệu quả trong môi trường dữ liệu và chúng tôi tin rằng AI và số hóa sẽ là lĩnh vực mà các công ty này có thể vượt trội”.
Trung Quốc đã tăng cường lĩnh vực AI của mình kể từ khi các nhà lãnh đạo vào năm 2021 coi đây là một trong 7 “công nghệ tiên phong” mà nước này sẽ theo đuổi vì lợi ích tự chủ về công nghệ.
Sự phổ biến ngày càng tăng của ChatGPT, được phát hành vào tháng 11 năm ngoái, cũng đã khởi động một cuộc đua AI mới.
Cũng trong buổi họp báo, đối tác cấp cao của McKinsey & Company ở Trung Quốc, bà Violet Chung khẳng định AI tạo sinh (generative AI) có thể mang lại lợi ích kinh tế trị giá 2.000 tỷ USD ở Trung Quốc mỗi năm, dựa trên các công nghệ trí tuệ nhân tạo truyền thống và các công nghệ phân tích tiên tiến.
Dự kiến đến năm 2030, hơn một nửa số việc làm tại Trung Quốc sẽ được tự động hóa, và tỷ lệ tự động hóa sẽ tăng lên 90% vào năm 2050, theo như dự đoán của McKinsey trong một báo cáo mới đây.
“Tác động của Generative AI chủ yếu thể hiện rõ ở 4 lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển; công nghệ phần mềm và công nghệ thông tin; hoạt động của khách hàng; ngoài việc tiếp thị và bán hàng”, họ cho biết thêm.
Đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn
Yi Gang, cựu thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh, nhận xét tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo có thể tác động sâu sắc đến thị trường lao động Trung Quốc .
“Khi trí tuệ nhân tạo chuẩn bị thay thế con người, sự không phù hợp về cấu trúc giữa cung và cầu lao động có thể tiếp tục tồn tại trong tương lai”, ông cho biết trong một bài báo đầu tháng này.
Không chỉ vậy, tham vọng AI của Bắc Kinh đang phải đối mặt với những trở ngại ngày càng lớn khi chính phủ Mỹ tìm cách hạn chế quyền truy cập của các công ty Trung Quốc vào các dịch vụ điện toán đám mây của Mỹ, điều này sẽ ngăn cản các khách hàng đại lục quyền truy cập vào chip AI tiên tiến từ xa.
Bất chấp tầm quan trọng chiến lược của AI trong việc thúc đẩy nền kinh tế và là chất xúc tác cho chuyển đổi công nghiệp, sự phát triển nhanh chóng của nó cũng đặt ra những mối lo ngại khi truyền thông nhà nước cho biết các rủi ro liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư và gian lận.
Với những tác động sâu sắc đến thị trường lao động Trung Quốc như trên, các nhà lãnh đạo nước này đã hành động tương đối nhanh chóng để ngăn chặn rủi ro. Vào tháng 6, Trung Quốc bắt đầu ban hành các quy định sớm nhất trên thế giới về các mô hình AI tổng hợp, khi Bắc Kinh tìm cách kiểm soát việc triển khai các dịch vụ kiểu ChatGPT
Trung Quốc thành lập Cơ quan Quản lý Dữ liệu Quốc gia khi tham vọng dẫn đầu về AI tăng cao