Gần 50% nguồn cung phục vụ nhu cầu điện của Trung Quốc được khai thác từ các nguồn năng lượng tái tạo, là cơ sở giúp quốc gia này hoàn thành mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Giống như Mỹ, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu nền kinh tế sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Các chỉ số phát triển trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc được ghi nhận gần đây cho thấy họ đang từng bước tiến tới mục tiêu đã đặt ra một cách có hệ thống.
Theo Đánh giá Năng lượng Toàn cầu năm 2023, tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo (RES) trong nguồn cung cấp điện của Trung Quốc đã đạt mức 49,9% - tương đương khoảng 1,4 terawatt (TW). Trong đó, nguồn năng lượng khai thác từ mặt trời chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ hai là các nhà máy thủy điện và vị trí thứ ba là tuabin gió.
Chỉ trong năm 2023, Trung Quốc đã đưa vào vận hành 190 GW công suất năng lượng tái tạo, tăng tới 91% so với cùng kỳ năm 2022.
Những kết quả này khẳng định rằng Trung Quốc hiện đang là một trong những nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Ưu thế của Trung Quốc có được trong lĩnh vực này bắt nguồn từ việc sở hữu các cơ sở sản xuất đồng bộ và nguồn nguyên liệu thô dồi dào, cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho các chương trình phát triển năng lượng tái tạo của đất nước.
Đáng chú ý, trong năm 2023, Trung Quốc chiếm tới gần 40% tổng số vốn đầu tư vào hoạt động xây dựng các trạm lưu trữ năng lượng trên toàn cầu, tương đương giá trị khoảng 8 tỷ USD.
(theo OL)