Việc Trung Quốc gần đây mở cửa lại nền kinh tế được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Một số CFO đánh giá lĩnh vực tiêu dùng suy yếu mạnh nhất là hàng điện tử. Họ bình luận rằng hầu như chẳng ai mua điện thoại di động, máy tính xách tay hay bất kỳ thiết bị điện tử cá nhân nào.
Điện tử tiêu dùng là một trong những lĩnh vực mà mọi ánh mắt đổ dồn về Trung Quốc. Các công ty đang chờ đợi xem liệu lĩnh vực này có phục hồi nhờ chi tiêu của người tiêu dùng ở nền kinh tế thứ hai thế giới không không.
Tác động của Trung Quốc lên lạm phát có thể là con dai hai lưỡi. Tuy vậy, triển vọng kinh tế có vẻ đã sáng sủa hơn vài tháng trước. Trong tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và nâng dự báo tăng trưởng.
Theo Reuters, triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên tích cực hơn nhờ tình hình một số nước hiện tốt hơn kỳ vọng. Chẳng hạn như với Mỹ, IMF dự báo nền kinh tế hàng đầu thế giới này tăng trưởng 1,4% (so với mức 1% trước đó) trong năm 2023.
Theo ông Gourinchas, kinh tế Mỹ trải qua quý 3/2022 ấn tượng với thị trường lao động, tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư kinh doanh mạnh mẽ trong khi sức ép lạm phát không còn lớn như trước và khả năng thích ứng tốt hơn mong đợi đối với cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Ngoài ra, việc Trung Quốc gần đây mở cửa lại nền kinh tế được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2023 lên mức 5,2%, so với mức 4,4% trước đó.
Quốc gia đông dân nhất vẫn kêu gọi người dân sinh thêm con vì sợ 'già trước khi giàu' 
Lộ diện tỷ phú mất nhiều tiền nhất thế giới, nguyên nhân đến từ Trung Quốc?