Từ nay, 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất này chính thức có hiệu lực
Nghị định mới quy định cụ thể 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất mà người dân cần nắm rõ.
Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.
Theo đó, Nghị định này quy định rõ 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất gồm: Giữ lại tiếp tục sử dụng; thu hồi; điều chuyển; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; tạm giữ lại để tiếp tục sử dụng.
Chi tiết 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
Ngày 14/1/2025, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị triển khai một số quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Theo đó, tại Hội nghị, bộ Tài chính cho biết căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) đã được Quốc hội thông qua, căn cứ vào tính chất, đặc điểm quản lý nhà, đất và thực tế triển khai thực hiện trong suốt thời gian vừa qua.
Nghị định số 03 của Chính phủ cũng đã quy định cụ thể 5 hình thức sắp xếp lại và xử lý nhà đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
>> Hôm nay, 32 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà, đất
Theo đó, Nghị định của Chính phủ đã quy định về việc thu hồi được áp dụng trong các trường hợp: Nhà, đất không sử dụng liên tục quá 12 tháng, trừ trường hợp đang triển khai thủ tục để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà không thuộc trường hợp thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.
Việc tặng cho, góp vốn, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết, sử dụng nhà, đất nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, trừ nhà đất thuộc vụ việc đã được TAND có thẩm quyền thụ lý.
Nhà, đất sử dụng không hiệu quả hoặc làm giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.
Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) ban hành Quyết định thu hồi nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương và địa phương quản lý, sau khi cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường.
Trong trường hợp điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp thì chỉ điều chuyển sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để làm văn phòng làm việc.
Không được phép điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản hoặc sử dụng nhà, đất đã tiếp nhận điều chuyển để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh BĐS hoặc các mục đích khác.
Việc chuyển giao nhà, đất về địa phương quản lý, xử lý sẽ được thực hiện trong các trường hợp: Nhà, đất đã được giao, bố trí làm nhà ở không đúng với thẩm quyền trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách khỏi khuôn viên cơ sở của nhà, đất, có lối đi riêng mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng; nhà, đất không thuộc trường hợp được quy định tại điểm a nêu trên mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không còn nhu cầu sử dụng.
Ngoài việc đưa ra 5 hình thức sắp xếp lại, xử nhà đất, Nghị định số 03 cũng đã quy định rõ thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
>> Năm 2025, bất động sản công nghiệp vẫn duy trì 'lực hấp dẫn'
Trong năm nay, tỉnh hẹp nhất Việt Nam sẽ khởi công khu công nghiệp quy mô 450ha 
Hôm nay, Nam Định chính thức hợp long cây cầu trên tuyến đường 6.400 tỷ