Động thái kiểm tra mối quan hệ giữa Microsoft và OpenAI của EU phản ánh nỗ lực của khối nhằm theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ AI.
Mới đây, Ủy ban châu Âu cho biết đang "kiểm tra liệu khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI  có thể được xem xét lại theo Quy định sáp nhập của Liên minh châu Âu (EU) hay không". Thông báo của EU được đưa ra chỉ vài tuần sau khi các cơ quan quản lý của Anh thực hiện động thái tương tự.
Thời gian gần đây, Microsoft được cho là đã cam kết đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI, công ty đứng sau thành công của ChatGPT, chatbot đã cách mạng hóa ngành công nghiệp và tạo nên một làn sóng toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Nhưng sản phẩm tiên phong của OpenAI cũng làm dấy lên lo ngại về sự phát triển không được kiểm soát của các hệ thống hỗ trợ AI và việc thiếu luật pháp phù hợp để ngăn chặn các tác dụng phụ tai hại nhất của chúng, chẳng hạn như mạo danh, deep fake, vi phạm quyền riêng tư, vi phạm bản quyền và tuyên truyền những thông tin sai lệch.
>> Cổ phiếu Microsoft lập đỉnh cao nhất mọi thời đại nhờ "mỏ vàng" OpenAI 
EU đang trong giai đoạn cuối cùng phê duyệt Đạo luật AI, nỗ lực đầu tiên trên thế giới nhằm quản lý toàn diện công nghệ đang phát triển nhanh chóng.
Thời gian gần đây, Microsoft được cho là đã cam kết đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI, công ty đứng sau thành công của ChatGPT |
Thông báo “kiểm tra khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI” không liên quan đến Đạo luật AI, mà chủ yếu là tiếp cận về mặt chính sách cạnh tranh, để xác định xem liệu khoản đặt cược khổng lồ của Microsoft có lớn đến mức nó thực sự tương đương với việc mua lại và trao cho công ty đa quốc gia quyền kiểm soát công ty khởi nghiệp hay không.
Tuyên bố của Ủy ban châu Âu nêu rõ cơ quan này đang “kiểm tra liệu khoản đầu tư của Microsoft vào OpenAI có thể được xem xét lại theo Quy định sáp nhập của Liên minh châu Âu (EU) hay không”. Động thái này là một phần trong nỗ lực của EU nhằm đảm bảo khả năng giám sát của khối có thể bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) và ngăn chặn những công ty lớn loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
>> OpenAI đạt mức tăng trưởng doanh thu 5.700%, có triển vọng sánh ngang SpaceX 
Margrethe Vestager, giám đốc chống độc quyền của EU, nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc điều tra này, nói rằng, "Chúng tôi đang mời các doanh nghiệp và chuyên gia cho chúng tôi biết về bất kỳ vấn đề cạnh tranh nào mà họ có thể nhận thấy trong các ngành này, đồng thời giám sát chặt chẽ quan hệ đối tác AI để đảm bảo chúng không làm sai lệch quá mức động lực thị trường."
Động thái kiểm tra mối quan hệ giữa Microsoft và OpenAI của EU phản ánh nỗ lực của khối nhằm theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ trí tuệ nhân tạo. Kết quả của cuộc điều tra có thể có ý nghĩa quan trọng đối với cách xử lý các khoản đầu tư và quan hệ đối tác lớn trong lĩnh vực AI đang phát triển trong tương lai.
Microsoft bắt đầu hỗ trợ tài chính cho OpenAI từ năm 2019. Kể từ đó, Microsoft liên tục tăng mạnh khoản đầu tư, tích hợp công nghệ của OpenAI vào Office, Windows và Bing, cung cấp công cụ điện toán đám mây Azure cho OpenAI. Microsoft can thiệp vào vụ CEO Sam Altman của OpenAI bị sa thải rồi sau đó được tái bổ nhiệm vào tháng 11/2022.
Khi Microsoft chi hàng tỷ USD đầu tư vào OpenAI để nhận được quyền truy cập vào công nghệ AI tiên tiến nhất thế giới của startup này, đồng thời tích hợp công nghệ đó vào các sản phẩm và dịch vụ của mình, Microsoft có nhiều khả năng chiếm lĩnh thị trường, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh và gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Microsoft thách thức ‘ngôi vương’ của Apple 
OpenAI tố ngược New York Times, EU cảnh báo điều tra Microsoft