Vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi siêu cường châu Á, tự cháy rụi khi quay trở về Trái Đất
Vệ tinh gỗ LignoSat có thể tích 10cm3, được lắp ráp bằng một kỹ thuật đặc biệt không cần ốc vít hay keo dán.
Vào ngày 29/5/2024, Đại học Kyoto và công ty khai thác gỗ Nhật Bản  Sumitomo Forestry đã chính thức công bố hoàn thiện LignoSat - vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới. LignoSat dự kiến sẽ được phóng vào tháng 9 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ, đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Sau khoảng một tháng, vệ tinh sẽ được triển khai từ Module Thí nghiệm Kibo của Nhật Bản.
Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ , mở ra tiềm năng cho các sứ mệnh bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Vệ tinh này làm từ gỗ mộc lan, vật liệu được chọn vì độ chắc chắn và tính chất dễ tạo hình sau khi nhóm dự án tiến hành các thử nghiệm tiếp xúc vũ trụ với dăm gỗ anh đào, bạch dương và mộc lan. Họ khai thác gỗ từ rừng của công ty Sumitomo Forestry.
LignoSat được làm từ gỗ mộc lan, loại gỗ được lựa chọn vì độ chắc chắn và khả năng chịu nhiệt tốt. Vệ tinh sẽ mang theo một số cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường không gian, bao gồm nhiệt độ, bức xạ và vi trọng lực.
Vệ tinh nhân tạo bằng gỗ đầu tiên trên thế giới, sở hữu kích thước nhỏ gọn chỉ 10cm3. Điểm độc đáo của LignoSat nằm ở kỹ thuật lắp ráp truyền thống của Nhật Bản, hoàn toàn không sử dụng ốc vít hay keo dán. Vệ tinh được trang bị các tấm pin mặt trời bao quanh bên ngoài, cung cấp năng lượng cho hoạt động. Kết quả thử nghiệm trên mặt đất khẳng định LignoSat đảm bảo an toàn cho sức khỏe phi hành gia, không ảnh hưởng đến các thiết bị độ chính xác cao và thiết bị quang học trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Dự án LignoSat hướng đến việc giải quyết tình trạng lộn xộn trên không gian và thúc đẩy hoạt động vũ trụ thân thiện với môi trường hơn. Khác biệt với các vệ tinh truyền thống thường được chế tạo từ kim loại và phải tiêu hủy sau khi kết thúc nhiệm vụ, LignoSat được làm từ gỗ - vật liệu tự nhiên có thể phân hủy sinh học. Nhờ vậy, vệ tinh sẽ tự động cháy rụi khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do các hạt kim loại sinh ra trong quá trình tái nhập.
"Việc mở rộng tiềm năng của gỗ như một nguồn tài nguyên bền vững vô cùng quan trọng. Chúng tôi hướng đến dùng gỗ để xây dựng môi trường sống của con người ngoài không gian, ví dụ trên Mặt Trăng và sao Hỏa, trong tương lai", phi hành gia Takao Doi, giáo sư tại Đại học Kyoto, cho biết.
Trong 6 tháng sau khi phóng, dữ liệu về sự giãn nở và co rút của gỗ, nhiệt độ bên trong, hiệu suất của thiết bị điện tử và địa từ sẽ được thu thập. Dữ liệu này sẽ do trạm liên lạc của Đại học Kyoto thu nhận, giúp cung cấp thông tin cho quá trình phát triển vệ tinh thứ hai, LignoSat-2. Sumitomo Forestry cũng sẽ nghiên cứu các kết quả để tìm hiểu xem gỗ phân rã như thế nào ở cấp độ nano, qua đó phát triển công nghệ ngăn gỗ xuống cấp và tạo ra những ứng dụng mới cho gỗ, ví dụ dùng làm vật liệu siêu bền để xây ngoại thất.