Vì sao dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm cổ phiếu bất động sản?

20-09-2021 16:43|Hải Yến

Nhóm cổ phiếu bất động sản, bất động sản xây dựng hay khu công nghiệp thời gian này vẫn đang thu hút sự quan tâm của dòng tiền đầu tư, nhất là khi một số cổ phiếu trong nhóm có giá tăng nhanh trong thời gian ngắn như DIG, AAV, IDJ, NHA…

Theo Công ty Chứng khoán KB Việt Nam, cổ phiếu bất động sản và tài chính - ngân hàng là hai nhóm có tỷ trọng vốn hóa lớn nhất, trung bình chiếm lần lượt 27% và 30% tổng giá trị vốn hóa trên HOSE. Trong khi dư địa tăng trưởng của cổ phiếu ngân hàng giảm, nhóm bất động sản có thể đóng vai trò dẫn dắt sự vận động của thị trường trong những tháng cuối năm 2021 bởi lẽ cuối năm thường là thời điểm ghi nhận doanh thu đột biến của các doanh nghiệp. Thị trường địa ốc vẫn đang được hưởng lợi từ mặt bằng lãi suất thấp và chu kỳ tăng giá. 

Bên cạnh đó, chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, xây dựng những tuyến đường mới, mở ra cơ hội thúc đẩy quá trình đô thị hóa, từ đó giúp giá bất động sản nhiều nơi hưởng lợi. Nhóm cổ phiếu bất động sản và vật liệu xây dựng sẽ hấp dẫn hơn.

Dẫn nguồn nhipsongkinhte, bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ 3 về thu hút FDI, đạt 1,16 tỷ USD trong 7 tháng của năm nay. Một số phân khúc bất động sản vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch chẳng hạn như bất động sản khu đô thị, logistics và công nghiệp Logistics thu hút nhiều vốn FDI nhất từ đầu năm, chiếm gần một nửa trong số hơn 30 dự án bất động sản được cấp phép với tổng giá trị đạt gần 538 triệu USD.

Quả thực, bên cạnh bất động sản  công nghiệp Logistics thì bất động sản nhà ở, đặc biệt bất động sản quy mô khu đô thị tích hợp vẫn là điểm hấp dẫn của dòng vốn đầu tư ngoại. Ghi nhận cho thấy, ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn hợp tác với chủ đầu tư Việt để phát triển các dự án khu đô thị, với số vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

Chẳng hạn trong quý III/2021 (tháng 7,8 và 9) – thời điểm mà dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Việt Nam, thị trường bất động sản vẫn chứng kiến những thương vụ "bắt tay" giữa nhà đầu tư ngoại với chủ đầu tư bất động sản Việt Nam ở phân khúc bất động sản nhà ở. Cụ thể, Nam Long Group đã 3 lần hợp tác với các ông lớn Nhật Bản, tiếp tục phát triển các khu đô thị tại tỉnh lân cận TP. HCM trong 3 tháng gần đây.

Theo ông Trần Xuân Ngọc, Tổng Giám đốc Nam Long Group, liên tục trong các tháng của quý 3, ông lớn Nhật Bản đồng hành với Nam Long để phát triển các khu đô thị quy mô lớn ở các tỉnh lân cận TP. HCM, điều này thể hiện sự tin tưởng toàn diện của đối tác Nhật Bản vào những sản phẩm bất đọng sản do doanh nghiệp Việt đầu tư, phát triển.

Gần đây, thị trường bất động sản còn chứng kiến sự hợp tác đầu tư, phát triển dự án của 3 đối tác Nhật Bản là Sanei Architecture Planning, G-7 Holdings INC và Anabuki với Tập đoàn Danh Khôi.

Nhờ sự hậu thuẫn của các "ông lớn" Nhật Bản mà Tập đoàn Danh Khôi đã triển khai nhiều dự án BĐS quan trọng tại các khu vực quan trọng về kinh tế như TP. HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quy Nhơn,... Cũng nhờ sự hợp tác này mà chỉ trong vòng 4 năm từ năm 2016 đến nay, vốn điều lệ của Tập đoàn Danh Khôi tăng hơn 10 lần, phạm vi hoạt động đã phủ khắp cả nước, số lượng dự án tăng nhanh. Riêng trong năm 2020, Danh Khôi liên tục thực hiện những thương vụ mua bán - sáp nhập hàng chục nghìn tỷ đồng với hàng loạt dự án thành công.

Theo đại diện đơn vị này, các nhà đầu tư Nhật thường nghiên cứu về thị trường, đối tác, khả năng sinh lời của dự án rất chi tiết và chuyên nghiệp trước khi quyết định bắt tay hợp tác. Chỉ những doanh nghiệp được đánh giá cao về năng lực, kinh nghiệm, vốn, quản lý mới được các công ty Nhật Bản chọn lựa.

Từ nhiều năm qua, Nhật Bản đã khẳng định vị thế tại thị trường Việt Nam khi liên tục nằm trong top đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào nước ta.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nửa đầu năm 2021, Nhật Bản xếp thứ 2 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 2,44 tỷ USD và tăng 66,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc hợp tác giữa các ông lớn nước ngoài với chủ đầu tư Việt Nam tại các dự án bất động sản nhà ở quy mô không chỉ thể hiện tầm vóc, quy mô của doanh nghiệp mà còn thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp Việt với nhà đầu tư ngoại quốc trên hành trình phát triển dự án, mang lại những sắc thái riêng cho thị trường bất động sản.

Nói về lý do dòng vốn ngoại vẫn đổ vào bất động sản Việt Nam bất chấp dịch bệnh, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, nguyên nhân quan trọng là niềm tin của các nhà đầu tư ngoại với tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam. Với các nhà đầu tư, niềm tin chỉ có được sau khi họ đã tiến hành nhiều nghiên cứu, phân tích cặn kẽ và khách quan.

Dư địa phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất lớn khi mà quy mô dân số là hơn 90 triệu người nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn chưa cao (khoảng 40%). Nhu cầu ở thực hiện vẫn đang rất cao trong khi nguồn cung không nhiều, cộng thêm việc tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng, khiến bất động sản nhà ở tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Bất động sản hạng sang cũng sẽ có thêm "trợ lực" khi mà số người siêu giàu tại Việt Nam sẽ gia tăng với tốc độ 31% trong vòng 5 năm tới lên gần 26.000 người có tài sản hơn 1 triệu USD (theo Kinight Frank).

So với nhiều nước trong khu vực, giá bất động sản tại Việt Nam vẫn tương đối thấp, chẳng hạn như giá nhà đất trung bình tại TP. HCM khoảng 2.500USD/m2 trong khi con số này tại Singapore là khoảng 17.000 UDS/m2.

Ngoài ra, phải nói đến sức hấp dẫn của phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics. Dữ liệu từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy tính đến tháng 7/2021, cả nước có 335 khu công nghiệp khu công nghiệp được thành lập trong đó có 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy gần 76% và 75 khu đang xây dựng. Tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp ở phía Bắc tăng so với cùng kỳ năm trước, ví dụ như tỷ lệ này tại Bắc Ninh là 95%, Hà Nội là 90%, Hưng Yên là 89% và Hải Phòng là 73%. Ở phía Nam, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp của Bình Dương là 99%, Long An 84% hay Bà Rịa - Vũng Tàu 79%.

Nguyên nhân quan trọng là bất động sản logistics và công nghiệp được trợ lực mạnh mẽ từ sự trỗi dậy của thương mại điện tử. Việt Nam tiếp tục là lựa chọn ưa thích của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng thông qua chính sách "Trung Quốc cộng một".

Novaland 2024: Nhóm cổ đông lớn có 16 giao dịch bán cổ phiếu

Cổ phiếu Country Garden ‘hồi sinh’ sau 9 tháng, gây sốc với mức tăng 30%

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-sao-dong-tien-tiep-tuc-chay-vao-nhom-co-phieu-bat-dong-san-127902.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vì sao dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm cổ phiếu bất động sản?
    POWERED BY ONECMS & INTECH