Trước đó, Việt Nam từng có TP. Huế và TP. Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia thứ 3.
Một tỉnh thành miền Tây vinh dự khi được nhận danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia năm 2024
Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã chính thức trao tặng danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia năm 2024 cho Cần Thơ. Trước đó, Việt Nam từng có TP. Huế và TP. Đà Nẵng đạt danh hiệu danh giá này.
Giám đốc Chương trình Phát triển Bền vững (thuộc WWF - Việt Nam), bà Trần Thị Hải đánh giá giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện trong giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của TP. Cần Thơ đã đạt được số điểm tuyệt đối của Ban giám khảo OPCC về chỉ số quyết tâm chính trị. Các nỗ lực và quyết tâm này là nguồn cảm hứng, khích lệ các thành phố khác trên toàn cầu cùng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu .
Khi đón nhận danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia năm 2024, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - ông Dương Tấn Hiển cho biết, mục tiêu phát triển Cần Thơ theo mô hình tăng trưởng xanh, bền vững và ổn định đã được đề ra trong Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, với hướng tiến đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, nhấn mạnh việc phát triển gắn liền với đặc trưng sông nước của thành phố. Danh hiệu này không chỉ là nguồn khích lệ mà còn là trách nhiệm to lớn cho cả chính quyền và người dân trong việc đảm bảo tương lai bền vững của thành phố.
Cần Thơ đã làm gì để được công nhận là Thành phố Xanh Quốc gia?
Cần Thơ vốn là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. TP. Cần Thơ xác định, phát triển kinh tế xanh, sạch, bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do vậy, thời gian qua, địa phương này đã tập trung quy hoạch, huy động các nguồn lực để triển khai phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh.
Khu vực này vốn được bao bọc bởi hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt, quanh năm phù sa vun bồi tạo cho cây màu tốt tươi, vườn trái cây trĩu quả kết hợp với những địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, Cồn Sơn, rừng tràm Trà Sư… đã tạo điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển du lịch xanh.
Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng tích cực phát triển đô thị xanh  bằng cách trồng đã trồng gần 4,2 triệu cây phân tán trong giai đoạn 2021-2023. Năm 2024, TP. Cần Thơ đặt chỉ tiêu phấn đấu trồng từ 1.377.000 - 1.414.800 cây xanh phân tán các loại, trong đó, dự kiến sẽ tổ chức trồng khoảng 30.000 cây phân tán tại 9 quận, huyện.
Một “mảnh ghép” quan trọng làm nên Thành phố Xanh Quốc gia tại Cần Thơ chính là việc xử lý chất thải xanh. Cuối năm 2018, nhà máy xử lý chất thải  rắn Cần Thơ đặt tại huyện Thới Lai chính thức đi vào hoạt động. Từ khi vận hành đến nay, trung bình nhà máy tiếp nhận mỗi ngày khoảng 500 tấn rác, quá trình đốt rác tạo ra khoảng 7,5mW điện. Nước rỉ rác sau xử lý được tái sử dụng cho hoạt động sản xuất, tro xỉ được sàng lọc xử lý.
Đặc biệt, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhân rộng các mô hình tiên tiến như VietGAP, Global GAP... Qua đó đã hình thành vùng chuyên canh rau màu tập trung 229ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương 20ha; Vùng sản xuất tập trung cây ăn trái chủ lực, các sản phẩm đặc trưng có thương hiệu với diện tích 11.880ha…
>> Đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 200 sân golf 
Khu đô thị xanh kiểu mẫu 4.200 tỷ đồng thành nơi chăn thả bò 
Khánh thành 2 cây cầu hơn 400 tỷ đồng ở Cần Thơ vào ngày 19/5