Xã hội

Việt Nam có 'mỏ vàng' thu về gần 700 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, thành 'trùm' sản xuất trên toàn thế giới

Như Ý 11/09/2024 14:35

Đây được coi là "kho báu" giúp Việt Nam trở thành nước có vị thế trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng này.

Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trên bản đồ sản xuất xi măng thế giới khi đạt công suất khoảng 100 triệu tấn/năm, đứng thứ 3 toàn cầu (theo số liệu năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ). Trong đó, 5 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp này không chỉ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế mà còn mang về nguồn ngoại tệ dồi dào nhờ xuất khẩu clinker và xi măng.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, so với cùng kỳ năm ngoái, lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2024 đã giảm tương ứng 1,6% và 13,3%. Tuy nhiên, clinker và xi măng vẫn mang về cho Việt Nam doanh thu hơn 699 triệu USD và xuất khẩu trên 18,2 triệu tấn.

Xi măng là một trong những

(TyGiaMoi.com) - Xi măng là một trong những "mỏ vàng" giúp Việt Nam thu về số tiền lớn. Ảnh: Internet

Tháng 7 vừa qua, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng cả về lượng và giá trị. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng hàng xuất khẩu đạt hơn 2,5 triệu tấn, tăng 8,2% so với tháng trước, đồng thời kim ngạch xuất khẩu cũng tăng 7,7% lên hơn 97 triệu USD.

Philippines, Bangladesh và Đài Loan (Trung Quốc) đang là những thị trường tiêu thụ clinker và xi măng của Việt Nam lớn nhất, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này. Philippines, với lượng nhập khẩu hơn 4,6 triệu tấn, trị giá 186 triệu USD là nước dẫn đầu danh sách thị trường tiêu thụ clinker và xi măng của Việt Nam. Đứng thứ hai là Bangladesh với 3,9 triệu tấn và 123 triệu USD, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 891 nghìn tấn và 32 triệu USD.

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, nước ta đã thu về gần 700 triệu USD. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2024, nước ta đã thu về gần 700 triệu USD. Ảnh: Internet

Ngành xi măng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thập kỷ qua, với năng lực sản xuất tăng lên đáng kể, đạt khoảng 120 triệu tấn, đưa Việt Nam vào nhóm các nước sản xuất xi măng hàng đầu thế giới. Tổng mức đầu tư vào ngành ước tính lên đến 500.000 tỷ đồng (20 tỷ USD), khẳng định vị thế quan trọng của mặt hàng này trong nền kinh tế quốc dân.

Đây là vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Đây là vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Ảnh: Internet

Ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã không ngừng phát triển, cung cấp một loạt sản phẩm xi măng đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng. Từ xi măng thông thường dùng cho công trình dân dụng và công nghiệp, đến các loại xi măng chuyên dụng như xi măng chịu nhiệt, chịu lửa, bền môi trường biển hay xi măng giếng khoan phục vụ khai thác dầu khí, tất cả đều được sản xuất với chất lượng cao.

Sản xuất xi măng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình lớn nhỏ mà còn góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ngành này tạo ra hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp, từ công nhân sản xuất đến các ngành dịch vụ liên quan. Bởi vậy, người dân nhiều địa phương khác nhau có thể có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.

>> Mỏ vàng lộ thiên được Guinness công nhận 'có trữ lượng lớn nhất thế giới' lên đến 4.100 tấn, nằm giữa lòng 'siêu cường vàng'

Chi vỏn vẹn 1 USD mua quyền khai thác mảnh đất cằn cỗi, phát hiện ra 'mỏ vàng' khổng lồ trị giá gần 300 nghìn tỷ đồng

Tỉnh biên giới sở hữu quần thể du lịch 'đẹp nhất Việt Nam' muốn thu 35.000 tỷ đồng từ 'mỏ vàng' du lịch trong 5 năm

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/viet-nam-co-mo-vang-thu-ve-gan-700-trieu-usd-trong-7-thang-dau-nam-thanh-trum-san-xuat-tren-toan-the-gioi-d132704.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam có 'mỏ vàng' thu về gần 700 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, thành 'trùm' sản xuất trên toàn thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH