Xã hội

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

Minh Phát 24/04/2025 13:39

Với nền tảng là ba địa phương vốn đã nổi bật về du lịch, sau khi hình thành tỉnh mới sẽ tạo ra một ‘kho báu’ di tích, danh lam thắng cảnh tầm cỡ.

Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025, phê duyệt kế hoạch sáp nhập ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình thành một tỉnh mới mang tên Ninh Bình. Tỉnh mới sẽ có trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư.

Tỉnh Ninh Bình mới có diện tích 3.942,6 km² và dân số khoảng 3.818.700 người, cơ bản đáp ứng các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương theo quy hoạch đến năm 2030. Với nền tảng là ba địa phương vốn đã nổi bật về du lịch. Vì vậy, sau khi hình thành tỉnh mới sẽ tạo ra một ‘kho báu’ di tích, danh lam thắng cảnh tầm cỡ, khẳng định vị thế độc đáo trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Nổi bật trong số đó là hai ngôi chùa được xem là lớn nhất Việt Nam, mang trong mình những kỷ lục ấn tượng và giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc.

Chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, là quần thể chùa lớn nhất Việt Nam, cách thành phố Ninh Bình 15 km và Hà Nội 95 km. Nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích Cố đô Hoa Lư, ngay bên quốc lộ 38B và phía bắc quần thể di sản thế giới Tràng An, chùa Bái Đính không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô mà còn bởi hàng loạt kỷ lục châu Á và Việt Nam như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, cùng tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 1
Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình

Bên cạnh đó, chùa Tam Chúc thuộc khu du lịch Tam Chúc , tỉnh Hà Nam hiện nay cũng là một kiệt tác tâm linh với diện tích 144 ha trong tổng thể 5.100 ha. Nằm lưng tựa Núi Thất Tinh, mặt hướng Hồ Tam Chúc với sáu hòn đảo đá nổi trên mặt nước, chùa Tam Chúc mang đến khung cảnh hùng vĩ nhưng không kém phần thanh tịnh.

Hoàn thiện vào năm 2019, chùa ghi dấu ấn với những kỷ lục như 12.000 bức phù điêu tạc từ đá núi lửa Indonesia, Điện Tam Thế cao 39 m với diện tích sàn 5.400 m², đủ sức chứa 5.000 Phật tử hành lễ cùng lúc, hay pho tượng đồng nguyên khối nặng 150 tấn tại Điện Pháp Chủ. Điểm nhấn khác là vườn cột kinh đá với 99 cột cao 13,5 m, mỗi cột nặng hơn 200 tấn, khắc ghi lời răn dạy của đạo Phật, tạo nên một không gian tâm linh tráng lệ.

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 2
Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 3
Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam

Không chỉ có những ngôi chùa tầm cỡ, tỉnh Ninh Bình mới còn tự hào sở hữu Quần thể danh thắng Tràng An, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới vào năm 2014. Đây là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, đồng thời là di sản “kép” đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, đứng thứ 11 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Với diện tích 6.226 ha và vùng đệm 6.026 ha, trải rộng trên các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan cùng thành phố Tam Điệp và Ninh Bình, Tràng An bao gồm ba khu vực chính: Cố đô Hoa Lư, khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và khu rừng đặc dụng Hoa Lư. Quần thể này không chỉ nổi bật bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá, phản ánh sự giao thoa hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 4
Tràng An là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, đồng thời là di sản “kép” đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á, đứng thứ 11 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Sau khi sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình không chỉ nổi bật với Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng hai ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, mà còn ghi dấu ấn qua nền ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc. Những món ăn đặc sản nơi đây không chỉ làm say lòng thực khách mà còn góp phần khẳng định thương hiệu văn hóa và thúc đẩy du lịch địa phương.

Niềm tự hào lớn nhất của ẩm thực tỉnh mới phải kể đến phở Nam Định – món ăn đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phở Nam Định không chỉ là một món ăn mà còn là biểu tượng văn hóa, kết tinh tinh hoa ẩm thực của vùng đất thành Nam.

Từ lâu, người dân Nam Định đã mang nghề nấu phở đi khắp mọi miền đất nước, tạo nên dấu ấn riêng biệt. Hương vị đậm đà, nước dùng trong veo, ngọt thanh từ xương ninh kỹ, kết hợp với bánh phở mềm mịn và thịt bò tươi ngon đã làm nên danh tiếng của phở Nam Định. Món ăn này không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, đồng thời trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế và du lịch của tỉnh.

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 5
Phở Nam Định

Bên cạnh phở Nam Định, tỉnh mới Ninh Bình còn tự hào với món dê tái chanh – một đặc sản truyền thống của vùng đất cố đô. Món ăn này đã được chuyên trang ẩm thực hàng đầu thế giới Taste Atlas vinh danh trong danh sách 36 món ăn từ thịt dê ngon nhất thế giới, xếp hạng 28 vào ngày 15/4.

Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á - ảnh 6
Đặc sản dê núi Ninh Bình

Dê tái chanh được chế biến từ thịt dê hấp khéo léo cùng nước cốt chanh, tạo nên hương vị chua nhẹ, thanh mát. Điểm nhấn của món ăn nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu như ớt, lá chanh, hành, tiêu, sả và vừng, mang đến cảm giác thơm ngon, đậm đà. Thực khách thường thưởng thức dê tái chanh cùng sung, chuối xanh ngâm giấm và chấm với nước tương, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

Nguồn: Tổng hợp

Ảnh: Internet

>> Sau sáp nhập, TP là thương hiệu toàn cầu của Việt Nam sẽ trở thành trung tâm tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước

Sau sáp nhập, đây sẽ là tỉnh nhỏ nhất Việt Nam nhưng có quy mô kinh tế nằm trong top dẫn đầu cả nước

Xã lớn nhất nước, lớn hơn diện tích của các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam và Hưng Yên, không sáp nhập nhưng sẽ đổi tên

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/viet-nam-sap-hinh-thanh-mot-tinh-moi-co-2-ngoi-chua-quy-mo-lon-nhat-ca-nuoc-co-di-san-kep-dau-tien-va-duy-nhat-o-dong-nam-a-141058.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam sắp hình thành một tỉnh mới có 2 ngôi chùa quy mô lớn nhất cả nước, có di sản 'kép' đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á
    POWERED BY ONECMS & INTECH