Bất động sản

Việt Nam sẽ có 6 khu vực động lực phát triển của ngành ‘công nghiệp không khói’ vào năm 2030

Quốc Chiến 22/10/2024 23:33

Theo quy hoạch, Việt Nam đến năm 2045 sẽ gồm 6 vùng, 3 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch.

Theo Quyết định số 509/QĐ-TTg, ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Thanh Hoá cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ trở thành một khu vực động lực phát triển du lịch của Việt Nam.

Cụ thể, quy hoạch đã xác định phát triển không gian du lịch Việt Nam đến năm 2045 gồm 6 vùng, 3 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch Quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Đến năm 2030, 6 khu vực động lực phát triển du lịch gồm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình; Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh; Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận; TP. HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu; Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau.

Việt Nam sẽ có 6 khu vực động lực phát triển của ngành ‘công nghiệp không khói’
Vùng Bắc Trung Bộ sẽ trở thành động lực của ngành ‘công nghiệp không khói’ Việt Nam. Nguồn ảnh: VOV

Riêng khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh sẽ đóng vai trò hỗ trợ, hướng tới việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Các sản phẩm này sẽ kết hợp du lịch sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng cùng với du lịch biển, du lịch về nguồn và du lịch cộng đồng, đặc biệt gắn liền với các dân tộc thiểu số vùng núi.

>> Dự án cải tạo công viên lớn nhất tỉnh Thanh Hóa sắp hoàn thành

Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ tập trung khai thác các thế mạnh từ tài nguyên biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái phong phú và hệ thống di sản thế giới, cùng các di tích văn hóa lịch sử, để phát triển các sản phẩm du lịch. Đặc biệt, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của vùng, bao gồm: Du lịch theo "Con đường di sản miền Trung", du lịch nghỉ dưỡng biển và đảo, du lịch tham quan các di tích lịch sử và cách mạng, du lịch sinh thái hang động, và du lịch khám phá văn hóa dân tộc.

Cũng theo Quy hoạch, định hướng đến năm 2030, du lịch cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Ngành du lịch dự kiến sẽ đóng góp trực tiếp từ 8-9% vào GDP năm 2025 và đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 13-14%. Đồng thời, ngành này sẽ tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.

Để đạt được mục tiêu này, quy hoạch đã dự kiến tổng nhu cầu đầu tư khoảng 3 triệu 600 nghìn tỷ đồng, tương đương 160 tỷ USD theo tỷ giá hiện hành, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước dự kiến chiếm 3-5% (bao gồm cả vốn ODA), trong khi nguồn vốn huy động từ khu vực tư nhân, bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sẽ chiếm từ 95-97%.

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư là: Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch.

>> Vingroup (VIC) chính thức khai trương bệnh viện thứ 8 tại phía Tây Hà Nội

‘Đà Lạt ở phương Bắc’, từng được ‘Oscar của ngành du lịch’ bình chọn là thị trấn du lịch hàng đầu thế giới: Giá đất chạm ngưỡng 80 triệu đồng/m2

Cận cảnh điểm du lịch nhà cổ 100 tuổi ở Khánh Hòa bị bỏ hoang

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-se-co-6-khu-vuc-dong-luc-phat-trien-cua-nganh-cong-nghiep-khong-khoi-255307.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Việt Nam sẽ có 6 khu vực động lực phát triển của ngành ‘công nghiệp không khói’ vào năm 2030
    POWERED BY ONECMS & INTECH