Dù chưa thể chinh phục thành công mốc 1.190 song mức tăng hơn 13 điểm phiên 5/2 đã kéo VN-Index lên cao nhất sau hơn 4 tháng.
15h: Kết phiên giao dịch ngày 5/2, VN-Index tăng 13,5 điểm, vượt mức 1.185. Toàn bộ đóng góp phiên này đều đến từ nhóm VN30 với tâm điểm là các cổ phiếu ngân hàng.
VN-Index dù tăng mạnh song trạng thái giao dịch trên sàn HoSE vẫn diễn ra khá cân bằng giữa bên mua và bán.
Một phần nỗ lực tăng giá bị triệt tiêu bởi sắc đỏ của VRE (-2,2%), CTD (-3,1%), HAG (-4,6%), HDB (giảm sàn), HNG (-6,9%), VCB (-0,3%)...
Thanh khoản thị trường đạt khoảng 21.300 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng nhẹ 17 tỷ trên HoSe trong khi bán ròng đột biến 138 tỷ trên HNX. Tiền ngoại mua mạnh cổ phiếu HAH, PVD, VND, STB, CTG (khối lượng từ 1-5,9 triệu cp) trong khi bán ra ở HPG, SSI, VRE, TPB, SHS.
14h15: Cổ phiếu CTG tăng kịch trần; ACB, MBB cũng tăng trên 6%; BID, VIB, TCB tăng từ 4-5%; các mã SHB, STB, VPB, TPB tăng từ 2,5-4%.
Tại thời điểm 14h15 chiều 5/2, VN-Index tăng 15,5 điểm lên sát mốc 1.190 điểm. VN30-Index thậm chí tăng gần 26 điểm.
13h55: VN-Index tăng hơn 10 điểm và vượt mốc 1.180. Tại thời điểm này, hàng loạt mã ngân hàng đang tăng mạnh trong đó CTG tăng 6,2%, MBB, ACB tăng 5,1%; TCB tăng 3,2%, STB-LPB tăng trên 2%... Ngoại trừ VCB và SSB đang giảm nhẹ, các mã ngân hàng còn lại trong rổ đều giao dịch ấn tượng.
Nhóm VN30-Index thậm chí tăng gần 18 điểm dù chỉ có 16 mã đang giao dịch trong sắc xanh.
11h30: Chốt phiên sáng, sàn HoSE có 232 mã tăng và 196 mã giảm, VN-Index tăng 5,46 điểm lên mức 1.178. Giá trị giao dịch sàn HoSE giảm 19,6% còn 7.909 tỷ đồng.
Top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất VN30 đều thuộc nhóm ngân hàng, gồm CTG tăng 4,3%, TCB tăng 3,1%, VIB tăng 2,7%, BID và MBB cùng tăng 2,5%.
Cổ phiếu FPT tăng 1,3% lên mức kỷ lục 103.300 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bên cạnh HNG và POM vẫn dư bán sàn hàng triệu đơn vị sau khi đón nhận tin tiêu cực, cổ phiếu QNP cũng giảm sàn và chốt phiên đứng tại mức giá 38.950 đồng/cp.
Xét về nhóm ngành, nhóm ngân hàng vẫn là tăng mạnh nhất và là động lực chính của thị trường.
9h35 : Thị trường chứng khoán mở cửa trong sắc xanh nhẹ khi VN-Index tăng gần 3 điểm, vượt mốc 1.175. Toàn bộ đóng góp đều đến từ rổ VN30 trong đó nhóm tài chính đang là lực kéo chủ đạo. Cổ phiếu BVH tăng 1,7%; TCB -BID tăng trên 1%; TPB, MBB , VIB, CTG, VPB, SHB , SSI hiện sắc xanh nhạt.
Một số điểm nhấn đáng chú ý có HHS tăng 3,4%, QCG tăng 1,9%, TMB  tiếp tục lập đỉnh mới khi tăng 3,7% lên mức 62.000 đồng/cp.
>> Cổ phiếu FPT, HDB, ELC, TMB cùng lập đỉnh lịch sử 
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu ST8 tiếp tục nằm sàn. Sau tin bị cảnh báo về nguy cơ hủy niêm yết, cổ phiếu HNG , POM đều giảm hết biên độ. Mã khác là HBC  cũng giảm hơn 5%.
>> 3 cổ phiếu thép có nguy cơ bị hủy niêm yết 
Thị trường diễn biến giằng co giữa các phe mua bán đi kèm tâm lý thận trọng của dòng tiền. Sau 30 phút giao dịch, chưa đến 1.300 tỷ đồng được sang tay trên cả 3 sàn.
Cuối tuần qua, VN-Index ghi nhận tuần điều chỉnh thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhóm dẫn dắt là ngân hàng đang loay hoay tìm điểm tựa mới trong nhịp điều chỉnh hiện tại.
Dưới góc nhìn kỹ thuật, tuần giao dịch vừa qua vẫn nằm trong nhịp điều chỉnh lành mạnh và xu hướng tăng được duy trì khi ngưỡng hỗ trợ tại 1.155-1.170 điểm.
Trong tuần qua, nhóm dẫn dắt là ngân hàng điều chỉnh liên tục và tín hiệu tạo đáy ngắn hạn chưa xuất hiện, nhưng nhiều nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như bất động sản công nghiệp, cảng biển, hóa chất, chứng khoán, bán lẻ... lần lượt tạo “sóng”. Nhờ đó, dòng tiền chưa có lý do để thoát khỏi thị trường, cơ hội giao dịch trong ngắn hạn vẫn còn. Áp lực tiếp theo chính là việc khởi tạo vòng tăng giá mới và dòng cổ phiếu dẫn dắt nhịp tăng này.
Trong bối cảnh hiện tại, nhóm ngân hàng vẫn là ẩn số trong các phiên giao dịch sắp tới.
Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ danh mục có tỷ trọng cổ phiếu cao vẫn là chiến lược phù hợp trong bối cảnh thị trường đang đi ngang. Bên cạnh đó, việc kết hợp tái cấu trúc và chủ động chặn ngưỡng cắt lỗ đối với danh mục sẽ tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro, cũng như tối ưu hiệu suất đầu tư ngắn hạn.
>> Kết quả kinh doanh quý IV/2023: Hơn 210 doanh nghiệp báo lỗ 
Mới chào sàn HoSE, cổ phiếu của Cảng Quy Nhơn đã tăng gấp đôi sau 11 phiên trần liên tiếp 
FPT Retail báo lỗ, vì sao cổ phiếu FRT vẫn liên tục phá đỉnh?