VN-Index kết phiên quanh mốc tham chiếu dù có lúc chỉ số giảm gần 10 điểm. Bên cạnh dệt may, dòng tiền tìm đến các nhóm ngành khác như thủy sản, dầu khí, vận tải biển, mía đường vào cuối phiên giao dịch.
VN-Index đã có 5 phiên tăng điểm liên tục, từng có lúc chỉ số vượt lên khỏi kháng cự 1.280 điểm trong phiên giao dịch ngày 20/5. Tuy nhiên, áp lực bán dần về cuối khiến VN-Index đóng cửa ở mốc 1.277,58 điểm, tăng 4,47 điểm (+0,35%).
Phiên giao dịch sáng ngày 21/5, chỉ số tiếp tục giằng co quanh 1.280 điểm.
14h45: Lực cầu quay trở lại giúp chỉ số hồi phục từ thời điểm sau 14h15, kết phiên, VN-Index giảm 0,44 điểm về 1.277,14 điểm. Thanh khoản 23.994 tỷ đồng, tương ứng 972 triệu cổ phiếu khớp lệnh, cao hơn 21,5% thanh khoản trung bình 20 phiên.
Khối ngoại bán ròng 715 tỷ đồng trong phiên. Cổ phiếu DBC bất ngờ được nhóm này mua mạnh vào phiên chiều với giá trị mua ròng 302,2 tỷ đồng, nhưng ngược lại, các cổ phiếu khác bị bán ròng khá mạnh như KBC  (193,4 tỷ đồng), VHM (141,6 tỷ đồng), VNM  (66,2 tỷ đồng),...
Ngoài dệt may, cuối phiên, dòng tiền bắt đầu quay trở lại với các nhóm vận tải biển, dầu khí, bán lẻ, thủy sản, mía đường, dược phẩm.
Hiện tại, vùng 1.280 điểm sẽ tiếp tục là kháng cự lớn cần vượt qua của chỉ số trong các phiên giao dịch tới.
14h10: Áp lực bán gia tăng, VN-Index giảm gần 10 điểm về 1.268 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 19.325 tỷ đồng. Thị trường lệch hẳn về bên bán với 313 mã giảm điểm, 129 mã tăng điểm và 57 mã tham chiếu, chỉ còn 5/25 nhóm ngành giữ được sắc xanh. Trong đó, nhóm dệt may vẫn tiếp tục dẫn dắt.
Các nhóm ngành còn lại xảy ra sự phân hóa khi có một số cổ phiếu ngược dòng tăng điểm như: Bất động sản (NHA, HPX trần), ngân hàng (ABB tăng 6,17% và KLB tăng 9,65%), thép (VGS tăng 2,88%),...
11h30: Kết thúc phiên sáng, VN-Index giảm 2,56 điểm (-0,2%) về 1.275,02 điểm. Thanh khoản đạt 404,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 9.802 tỷ đồng giá trị khớp lệnh, bằng 66% thanh khoản cùng thời điểm phiên liền trước.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 341,7 tỷ đồng, tập trung bán vào các cổ phiếu VHM (64,8 tỷ đồng), TCB (50,2 tỷ đồng), KBC (45,6 tỷ đồng)... Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng HPG (31,9 tỷ đồng), MBB (16,4 tỷ đồng)...
Nhóm bảo hiểm tăng tích cực trong đầu giờ sáng nhưng cũng bị bán ngược trở lại, toàn ngành còn tăng 0,8%. Nhóm dệt may vẫn giữ xu hướng tích cực.
10h50: Áp lực bán quay trở lại, VN-Index giảm 0,57 điểm về 1.277,03 điểm.
Nhóm dệt may bất ngờ đón dòng tiền, toàn ngành tăng 2,39%. Một số cổ phiếu đầu ngành gây chú ý như TCM  (+6,81%), MSH (+3,14%), VGT (+2,56%)...
Được biết, đối thủ lớn của dệt may Việt Nam là Bangladesh đang đối diện nguy cơ đình công kéo dài do điều kiện làm việc tệ hại cùng mức thu nhập thấp trong khi lạm phát liên tục leo thang.
Nhóm cổ phiếu nhà APEC tiếp tục tăng mạnh như API  (+9,09%), IDJ (+1,72%). Trong tháng 4, cổ phiếu API đã tăng 75,61%, IDJ tăng 45,65% và APS  tăng 33,33% sau thông tin ông Nguyễn Đỗ Lăng đang tại ngoại.
9h25: Sau ATO, VN-Index quanh tham chiếu, đến 9h25, VN-Index tăng hơn 2 điểm lên mốc 1.280 điểm. Thanh khoản đạt 53 triệu cổ phiếu, thấp hơn thanh khoản phiên liền trước.
Thị trường cân bằng với 165 mã tăng điểm, 167 mã giảm điểm và 80 mã tham chiếu, tuy nhiên, chỉ có 9/25 ngành giữ sắc xanh.
Nhóm bảo hiểm tiếp tục hút dòng tiền, toàn ngành tăng 1,32%, một số cổ phiếu đầu ngành như BIC  (+3,67%), MIG  (+2,45%), BMI  (+1,2%).
Ở nhóm trụ, cổ phiếu nhà Vingroup diễn biến tích cực, tác động tốt vào điểm số chung như VIC  (+1,93%), VHM  (+0,62%), VRE  (+1,09%).
>> Nhận định chứng khoán 21/5: Thị trường tiếp tục rung lắc tại 1.280 điểm
PVTrans (PVT): Lãi ròng 460 tỷ đồng, hoàn thành gần 50% kế hoạch cả năm chỉ sau 4 tháng 
Giá cổ phiếu lập đỉnh thời đại, HDBank (HDB) ẵm luôn vị trí Top 1 tăng trưởng NIM toàn ngành