Việc VN-Index trở lại mốc 1.250 điểm phiên 28/2 khiến thị trường chứng khoán được phen ngỡ ngàng, ngơ ngác. Dưới góc nhìn cá nhân, có 5 câu hỏi khiến nhà đầu tư cảng thấy lo lắng.
Thị trường chứng khoán có phiên tăng thứ 3 liên tiếp - hiên sau tăng mạnh hơn phiên trước - lần lượt 11, 13 và 17 điểm. Sau 3 phiên, VN-Index cộng thêm 41 điểm (+3,55%) và có lần đầu chinh phục thành công mốc 1.250 sau 17 tháng (kể từ đầu tháng 9/2022).
Trước đó, thị trường đã 2 lần thất bại trong các nhịp tăng điểm hồi tháng 8 và 9 năm ngoái. Kéo theo đó, VN-Index giảm hơn 200 điểm trong giai đoạn từ nửa sau tháng 9 đến cuối tháng 10/2023.
Tính từ nửa cuối tháng 12/2023 tới nay, VN-Index đã tăng gần 165 điểm (+15%) |
Phiên hôm nay, nỗ lực kéo trụ VN30 giúp VN-Index có pha bứt tốc mạnh mẽ, vượt vùng kháng cự 1.250 điểm. Top 10 mã ảnh hưởng tích cực nhất đã góp cho thị trường 14,8 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu midcap chịu áp lực điều chỉnh trong phiên chiều, nhiều mã thậm chí chuyển đỏ.
Sắc xanh dù chiếm ưu thế trên sàn HoSE song nỗi buồn vẫn hiện hữu ở không ít nhà đầu tư trong bối cảnh cổ phiếu danh mục giảm lãi thậm chí chuyển lỗ nhẹ.
Thanh khoản thị trường phiên này đạt 25.500 tỷ đồng - mức không quá lớn so với thời điểm thăng hoa của chỉ số giai đoạn cuối năm 2021. Tuy nhiên, tín hiệu dòng tiền kéo trụ để đã lại nhiều dấu hỏi.
Trên một số diễn đàn, nhiều nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn với cú phi 41 điểm của chỉ số sàn HoSE.
Việc các nhóm đầu tư chi ra 401 tỷ đồng để kéo trần cổ phiếu VCB  (riêng cổ phiếu Vietcombank góp cho VN-Index hơn 9 điểm tăng) nói lên điều gì? Đây thực chất là động thái kéo trụ - đẩy chỉ số?
>> Cổ phiếu VCB lập đỉnh giá mới, vốn hóa bằng Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát cộng lại 
VN-Index hình thành mẫu nến "3 chàng lính ngự lâm" sau 3 phiên tăng liên tiếp. Mẫu nến xuất hiện ngay vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm có phải chỉ báo đáng tin cậy cho thấy thị trường đã vượt cao điểm này một cách an toàn và vững chắc? Những hoài nghi (thiên nhiều về kỹ thuật chỉ số) thậm chí khiến không ít nhà đầu tư lo ngại "3 chàng lính ngự lâm" có thể chuyển thành "3 con quạ đen" trong những phiên tới.
Tính từ đầu tháng 11/2023, VN-Index đã tăng khoảng 230 điểm. Tuy nhiên, ngoại trừ vai trò dẫn dắt cùng mức tăng hàng chục % của nhóm ngân hàng, các nhóm cổ phiếu khác như chứng khoán, bất động sản gần như sideway. Các nhóm này đang trong nhịp phân phối và có thể giảm trở lại để sàng lọc dòng tiền hay tích lũy chờ cơ hội phát động tăng giá?
Phiên đảo chiều giảm 15,3 điểm cuối tuần trước (VN-Index có pha rút đỉnh gần 30 điểm) có phải là một tai nạn?
Nhìn lại sự chuyển động của dòng tiền thông minh sau khi bán ra 9.300 tỷ đồng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (phiên 23/2) trong 3 phiên gần nhất, có thể thấy:
- Phiên 26/2, nhóm thủy sản khởi phát trạng thái tăng trần ngay phiên sáng, dòng tiền lan tỏa sang nhóm chứng khoán trong phiên chiều;
- Phiên 27/2, nhóm thép phát động đà tăng ngay sau ATO với tâm điểm HPG, dòng tiền lan tỏa sang nhóm bất động sản vốn hóa vừa và lớn trong phiên chiều;
- Phiên 28/2, nhóm dầu khí mở cửa bứt phá. Tuy nhiên, dòng tiền quay trở lại giao dịch ở nhóm ngân hàng khiến đà tăng ở nhóm midcap sụt giảm.
Pha đánh nhanh, rút gọn của dòng tiền thông minh 3 phiên kể trên nói lên điều gì?
Trên đồ thị kỹ thuật, trạng thái hưng phấn của thị trường đã duy trì trong gần 2 tháng trở lại đây trong đó kể từ đầu tháng 2, vị thế của các dòng tiền lớn bắt đầu tăng mạnh. Tuy nhiên xét trên đồ thị tuần, RSI đang tiệm cận ngưỡng quá mua. Lần gần nhất thị trường xuất hiện trạng thái quá mua là từ đầu tháng 8/2023. Khi đó, VN-Index từng có phiên giảm hơn 55 điểm.
>> VN-Index và cao điểm 1.200: Nỗi lo của phe T+, kỳ vọng của nhà đầu tư tích sản 
Tìm giải pháp sớm nâng hạng thị trường chứng khoán 
VN-Index tăng mạnh 17 điểm, nhiều nhà đầu tư vẫn mất tiền