Nữ đại gia Trần Thị Việt Thanh và 4 cá nhân khác có một giao dịch thế chấp tại China Policy Limited - đơn vị từng là đối tác trong dự án khu dân cư Trường đua ngựa của Hồng Phát.
HĐXX đã công bố bản án dành cho các bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát. Trương Mỹ Lan bị kết án tử hình, buộc bồi hoàn cho SCB hơn 673.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, các bị cáo, những người liên quan vụ án cũng phải chịu trách nhiệm về dân sự, trong đó, đáng chú ý là vụ Quốc Cường Gia Lai (QCG) phải trả lại Trương Mỹ Lan số tiền 2.882 tỷ đồng . Đây là số tiền liên quan hợp đồng hứa mua, hứa bán với Sunny Island về dự án Phước Kiển.
Một thông tin mới so với cáo trạng đưa ra, là công ty Phú An và bà Phan Thị Phương Thảo phải trả bà Trương Mỹ Lan 145 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng SJC.
Đại gia Nguyễn Cao Trí phải nộp lại số tiền 1.000 tỷ đồng, khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính của Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.
Công ty TNHH MTV Phát triển và kinh doanh nhà của đại gia Đinh Trường Chinh  phải hoàn trả số tiền 400 tỷ đồng cho Trương Mỹ Lan…
Hai doanh nghiệp trong hệ sinh thái Tuần Châu phải nộp lại 6.095 tỷ đồng nhằm đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho Trương Mỹ Lan.
Một “nữ đại gia” dính đến việc phải trả lại Trương Mỹ Lan số tiền lớn là bà Trần Thị Việt Thanh và công ty Hồng Phát. Cụ thể, HĐXX tuyên CTCP Địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bà Trương Mỹ Lan.
Bà Trần Thị Việt Thanh và Trương Mỹ Lan |
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị C03 làm rõ trách nhiệm các công ty kiểm toán cho SCB 
CTCP Địa ốc Hồng Phát thành lập tháng 3/2005 do bà Trần Thị Việt Thanh làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Nữ doanh nhân Trần Thị Việt Thanh còn đứng tên rất nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Hồng Phát, Xí nghiệp khai thác sa khoáng Hồng Phát, CTCP Địa ốc Hồng Phát - Đức Hòa, Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hồng Phát…
Trong đó Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hồng Phát thành lập tháng 11/1993 với vốn điều lệ 8 tỷ đồng. Công ty cập nhật mới nhất có 2 cổ đông, trong đó bà Việt Thanh góp 97,5%, số còn lại 2,5% thuộc về bà Thái Thị Thúy Hằng. Bà Thúy Hằng và bà Việt Thanh có cùng địa chỉ đăng ký thường trú.
Từ năm 2008, nữ đại gia Đinh Thị Việt Thanh phát sinh một giao dịch đảm bảo tại China Policy Limited. Tài sản đảm bảo là 10.000 cổ phần tương ứng giá trị 10 tỷ đồng trong CTCP Bất động sản Hồng Phát. Bên đứng thế chấp gồm 5 cá nhân, trong đó có bà Việt Thanh và 3 cá nhân khác cùng địa chỉ thường trú, chỉ riêng 1 người là Nguyễn Thị Xuân Cửu khác địa chỉ.
Nhắc đến chữ China Policy Limited, nhiều người trong giới bất động sản chú ý tới. Đặc biệt, mới đây Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An báo cáo kết quả thi hành án dân sự, hành chính giai đoạn từ 1/10/2023 đến 31/3/2024. Trong nội dung báo cáo có nhắc tới CTCP Địa ốc Hồng Phát.
Theo đó Cục THADS tiếp tục mời Công ty Hồng Phát và Công ty China Policy Limited để giải quyết việc thi hành án Phán quyết trọng tài, yêu cầu 2 bên tự thỏa thuận, ấn định thời gian thành lập liên doanh và có cam kết thời gian thực hiện phán quyết trọng tài. Đồng thời có văn bản báo cáo Cục THADS tiến trình thực hiện.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Chỉ còn 2 ngày để kháng án, các bị cáo cần biết những gì? 
Công ty Hồng Phát của bà Trần Thị Việt Thanh được biết đến là chủ đầu tư dự án Khu dân cư (KDC) cao cấp và Trường đua ngựa theo tiêu chuẩn quốc tế tại địa bàn hai xã Đức Lập Thượng và Tân Mỹ (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An). Dự án có quy mô 140 triệu USD, "dính" kiện tụng và các bên chưa có tiếng nói chung nên kéo dài hàng chục năm chưa thể hoàn thiện.
Dự án khu dân cư cao cấp Trường đua ngựa |
Cụ thể, theo báo Xây dựng đưa tin, ngày 11/7/2005, UBND tỉnh Long An có Quyết định thu hồi đất để giao cho Công ty Hồng Phát triển khai dự án giai đoạn I với 273ha.
Công ty Hồng Phát tìm kiếm các đối tác để hợp tác thực hiện, trong đó có Công ty China Policy Limited. Tháng 6/2007, hai bên ký kết “Thỏa thuận khung”, theo đó, hai bên xác định tổng số vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 140 triệu USD.
Để thực hiện, hai bên sẽ thành lập một Công ty liên doanh với vốn điều lệ 21,4 triệu USD, trong đó Hồng Phát góp 30% bằng giá trị quyền sử dụng đất; China Policy Limited góp 70% bằng tiền mặt. Phía Cina Policy tạm ứng 15,6 triệu USD để trả cho các khoản chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng… hoàn thành thủ tục cấp quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, do chính sách về đất đai thay đổi, điều chỉnh, dẫn tới chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng thêm khoảng 27 triệu USD thời điểm năm 2008. Bên cạnh đó, theo thỏa thuận khung, khu tái định cư sẽ triển khai ở giai đoạn 2, tuy nhiên UBND tỉnh Long An điều chỉnh, yêu cầu thực hiện ngay giai đoạn 1 nên chi phí sẽ phát sinh thêm khoảng 4,5 triệu USD.
Không đạt được thỏa thuận về những chi phí phát sinh thêm với đối tác, nhưng Hồng Phát vẫn tiến hành triển khai đền bù, tái định cư. Phía China Policy thì “chờ” có một công ty liên doanh được thành lập như thỏa thuận khung, trước khi quyết định “rót” thêm các khoản tiền.
Tháng 6/2009, Hồng Phát được UBND tỉnh Long An cấp 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 232,66ha của giai đoạn I, nhưng công ty liên doanh vẫn chưa thể thành lập.
China Policy đâm đơn kiện Hồng Phát “chiếm đoạt” 15,6 triệu USD. Cơ quan CSĐT sau đó kết luận đây là tranh chấp kinh tế dân sự. China Policy tiếp tục phát đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và được phán quyết hai bên tiếp tục thỏa thuận khung để thành lập công ty liên doanh.
Vụ việc kéo dài đến nay, hai bên từ đối tác đến đối thủ, chưa ngồi lại giải quyết được với nhau. Dự án lúc thì bị kê biên lúc lại được giải tỏa nhưng vẫn chưa đến hồi kết.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị điều tra tiếp các dự án hợp tác với Trương Mỹ Lan chưa xử lý 
Các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52.000 tỷ đồng trái phiếu