Việt Vĩnh Phú là một trong những định chế tài chính trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Vụ Vạn Thịnh Phát, cáo trạng của VKSND Tối cao chỉ rõ hành vi phạm tội của từng đối tượng, trong số đó có bị can Tạ Chiêu Trung (nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng SCB).
Ông Tạ Chiêu Trung sinh năm 1979, là Tổng Giám đốc CTCP Tài chính Việt Vĩnh Phú thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Từ năm 2005 đến khi bị bắt, ông Tạ Chiêu Trung đồng thời làm việc tại SCB (từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2019) với các vị trí thành viên HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: 6 đối tượng “chủ chốt” giúp sức Trương Mỹ Lan là ai? 
Công ty Việt Vĩnh Phú được thành lập từ 2005 và ông Tạ Chiêu Trung ban đầu được giao nhiệm vụ kế toán. Thực hiện chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, từ đầu năm 2006, Việt Vĩnh Phú bắt đầu mua lại cổ phần của các cổ đông ngân hàng SCB trước khi hợp nhất để trở thành cổ đông lớn.
Đến trước thời điểm hợp nhất, Công ty Việt Vĩnh Phú và các cổ đông khác đứng tên thay cho bà Trương Mỹ Lan (do ông Trung theo dõi) đã sở hữu trên 80% cổ phần SCB.
Năm 2010, ông Tạ Chiêu Trung được bà Trương Mỹ Lan bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Việt Vĩnh Phú, sau đó được giao nhiệm vụ quản lý theo dõi biến động cổ đông SCB và ngân hàng Tín Nghĩa.
Bà Trương Mỹ Lan và ông Tạ Chiêu Trung |
Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 đối tượng giữ vai trò ‘tạo lập’ giúp sức Trương Mỹ Lan là những ai? 
Sau khi hợp nhất 3 ngân hàng thành SCB vào năm 2012, Công ty Việt Vĩnh Phú do Tạ Chiêu Trung đại diện đứng tên sở hữu hơn 195,38 triệu cổ phiếu, chiếm 12,828%. Bà Trương Mỹ Lan giao ông Trung quản lý, điều hành nhóm cổ đông đứng tên hộ để đảm bảo đúng tỷ lệ dưới 5% theo quy định và phải là người thân quen để không gây khó dễ.
Nếu các cá nhân chuyển nơi cư trú (ra nước ngoài) hoặc bị bệnh nặng thì phải chuyển nhượng ngay cho người khác để tránh rắc rối. Bà Trương Mỹ Lan là người chi trả tiền thuế/phí chuyển nhượng.
>> Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát: Hàng chục nghìn tỷ nằm trong tay vài người 
- Giai đoạn từ 27/6/2014 đến 19/10/2017, ông Tạ Chiêu Trung đã ký quyết định cho 71 khách hàng vay 97 khoản có dư nợ tại SCB đến 17/10/2022 là 49.027 tỷ đồng (trong đó dư nợ gốc 29.374 tỷ đồng và dư nợ lãi 19.653 tỷ đồng). Hành vi của ông Tạ Chiêu Trung đã gây thiệt hại cho SCB số tiền 37.407 tỷ đồng (đã trừ giá trị tài sản đảm bảo).
- Giai đoạn từ 9/2/2018 đến 19/3/2018, ông Tạ Chiêu Trung đã ký đồng ý cho 9 khách hàng vay 9 khoản có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là hơn 11.405 tỷ đồng (trong đó, dư nợ gốc 6.632 tỷ đồng và dư nợ lãi 4.773 tỷ đồng). Ông Tạ Chiêu Trung đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.400 tỷ đồng và gây thiệt hại cho SCB số tiền nợ lãi 4.773 tỷ đồng.
Ảnh: Cơ cấu cổ đông của Việt Vĩnh Phú
CTCP Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú (VVPF Corp) có địa chỉ trụ sở chính tại số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM, do ông Tạ Chiêu Trung làm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.
Thời điểm tháng 3/2017, Việt Vĩnh Phú có vốn điều lệ 1.089 tỷ đồng với 3 cổ đông nước ngoài là Prosperity Asia Capital Limited (địa chỉ tại OMC Chambers, Wickham Cay 1, Road Town, Tortola, Bristish Virgin Islands), sở hữu 19,5% vốn điều lệ; Magic Luck Group Limited và Lionyear International Limited - mỗi bên sở hữu 15% vốn.
Lần gần đây nhất, tháng 7/2021, công ty tăng vốn điều lệ lên 2.868 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông ngoại không đổi. Cổ đông nội có bà Trương Huệ Vân nắm giữ 50,5% vốn. 
Dữ liệu ghi nhận, tháng 11/2018, ông Tạ Chiêu Trung có giao dịch đảm bảo tại Ngân Hàng TNHH một thành viên United Overseas Bank (Việt Nam). Tài sản đảm bảo là 135.000 USD.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu Chủ tịch SCB Đinh Văn Thành đang bị truy nã đã ra nước ngoài từ năm 2020
SCB X sẽ hoàn tất mua lại Home Credit Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 
Loạt doanh nghiệp vi phạm đất đai, thu hồi dự án liên quan bà Trương Mỹ Lan