Chiếc Roll Royce Ghost, 33 triệu lít dầu DO, hay những quyển sổ tiết kiệm vài trăm tỷ... được mang ra thế chấp cho những khoản vay lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ngày 14/12, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Lê Đức Thọ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre , để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Xuyên Việt Oil) và một số cơ quan, tổ chức liên quan.
Liên quan vụ án Xuyên Việt Oil, trước đó ngày 8/9, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A09) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với 2 bị can Mai Thị Hồng Hạnh, sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và Nguyễn Thị Như Phương, sinh năm 1992, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil. Hai bị can này bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Bà Hồng Hạnh và bà Như Phương - hai bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil |
>> Nóng: Khởi tố, bắt tạm giam giám đốc và phó giám đốc thuộc Công ty Xuyên Việt Oil 
Tài sản đảm bảo giá trị rất thấp cho khoản vay hàng nghìn tỷ đồng tại ngân hàng
Xuyên Việt Oil là một trong những nhà phân phối xăng dầu lớn trên cả nước. Công ty thành lập tháng 5/2005 do bà Mai Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc. Vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, trong đó bà Mai Thị Hồng Hạnh và Đỗ Thị Bảo Quyên mỗi người góp 50%.
Chục năm sau đó, năm 2016 là lần đầu công ty thay đổi đăng ký kinh doanh, bà Hồng Hạnh nắm giữ 95% vốn góp, còn lại là bà Bảo Quyên.
Sau nhiều lần tăng vốn và biến động cơ cấu cổ đông, mới đây nhất tháng 9/2022 Xuyên Việt Oil cập nhật thông tin công ty có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Bà Mai Thị Hồng Hạnh góp đến 98% tương ứng 2.940 tỷ đồng và bà Mai Thị Ngọc Trinh góp 2% còn lại.
Xuyên Việt Oil thường xuyên có những khoản vay lớn tại các ngân hàng. Đáng chú ý, các khoản vay có tài sản đảm bảo được định giá xấp xỉ bằng giá trị vay hoặc thấp hơn rất nhiều so với giá trị khoản vay nghìn tỷ.
- Ví dụ tháng 2/2020 Xuyên Việt Oil có khoản vay tại BIDV trị giá 97 tỷ đồng, tài sản đảm bảo là 2 quyển sổ tiết kiệm tổng giá trị 97 tỷ đồng - đúng bằng giá trị hợp đồng vay.
- Tháng 5/2021 Xuyên Việt Oil có giao dịch đảm bảo cho khoản vay trị giá 450 tỷ đồng tại ngân hàng BIDV  chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là gần 32,73 triệu lít dầu DO 0,05%.
Theo báo cáo, đơn giá bình quân dầu DO thời điểm đó là 13.751 đồng/lít, tương ứng tổng giá trị tài sản đảm bảo xấp xỉ bằng 450 tỷ đồng - bằng giá trị hợp đồng vay.
>> Xuyên Việt Oil đang cầm cố 33 triệu lít dầu ở ngân hàng BIDV 
- Bất ngờ nhất vẫn là hợp đồng vay trị giá 2.000 tỷ đồng vào tháng 2/2022 vừa qua tại ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tài sản đảm bảo được xác nhận là số dư của 2 hợp đồng tiền gửi tại Sacombank (STB ) có tổng trị giá 150 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có “toàn bộ lợi ích từ việc khai thác giá trị công trình xây dựng trên đất” đối với thửa đất tại ấp 4, xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hợp đồng ghi rõ tổng giá trị công trình gồm nhà văn phòng, mái che trụ bơm, nhà vệ sinh (tính 70% giá trị) chưa đến 508 triệu đồng.
Tổng giá trị tài sản đảm bảo được ghi nhận chưa đến 151 tỷ đồng cho khoản vay 2.000 tỷ đồng.
- Khoản vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (mã chứng khoán CTG ) không ghi rõ giá trị hợp đồng. Tài sản thế chấp là các xe ô tô. Trong đó đáng chú ý có chiếc xe Roll Royce Ghost màu xanh biển kiểm soát 51G-657.93 đăng ký lần đầu vào tháng 7/2018.
- Ngoài chiếc siêu xe Roll Royce Ghost, còn lại 5 chiếc xe xitec chở xăng dầu nhãn hiệu Huyndai được làm tài sản thế chấp cho khoản vay này tại Vietinbank.
Bà Mai Thị Hồng Hạnh |
- Tại Vietinbank, cá nhân bà Mai Thị Hồng Hạnh cũng mang chiếc xe Lexus biển kiểm soát 51F-216.70 đi thế chấp vào tháng 8/2022. Xe Lexus đăng ký lần đầu vào tháng 6/2015.
Bên cạnh các tài sản thế chấp bằng sổ tiết kiệm, bằng gần 33 triệu lít dầu DO, bằng xe sang… thì Xuyên Việt Oil cũng có những khoản vay thế chấp bằng cổ phần các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thông tin ghi nhận 56,4 triệu cổ phần của CTCP Cảng Việt Oil tương ứng giá trị 564 tỷ đồng (tỷ lệ 94%); 22 triệu cổ phần của CTCP Dịch vụ thương mại Lâm Đồng tương ứng giá trị 220 tỷ đồng đều đang được Xuyên Việt Oil thế chấp tại ngân hàng S.
Ngoài ra, cá nhân bà Hồng Hạnh cũng đã mang toàn bộ 98% vốn góp tại Xuyên Việt Oil tương ứng giá trị 2.940 tỷ đồng đi thế chấp ngân hàng S nói trên.
Không chỉ thế chấp số cổ phần tại Xuyên Việt Oil, bà Hồng Hạnh còn mang hơn 96,7% vốn cổ phần tại Công ty TNHH Thành Phong trị giá hơn 11,7 tỷ đồng đi thế chấp tại cùng ngân hàng S.
>> Vết đen của ‘bà trùm’ xăng dầu siêu khủng vừa bị bắt 
Loạt các doanh nghiệp liên quan do bà Hồng Hạnh là người đại diện đang là tài sản thế chấp ngân hàng
Công ty Thành Phong thành lập tháng 12/2001, vốn điều lệ 12,1 tỷ đồng; ban đầu do bà Võ Thị Nhạn làm Chủ tịch HĐQT, góp 60% vốn. Bà Mai Thị Hồng Hạnh bắt đầu ghi tên trong danh sách cổ đông từ tháng 5/2020 với tỷ lệ vốn góp 60%; bà Nhạn giảm sở hữu xuống còn 19% và cổ đông khác, ông Phạm Hồng Lạc góp 21%.
Sau khi góp vốn, tháng 6/2020 bà Hồng Hạnh lên làm Giám đốc, tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu lên 93%. Đáng chú ý, tháng 12/2021 bà Hồng Hạnh nâng tỷ lệ sở hữu lên 96,702%. Hai cổ đông cũ rút vốn, bà Nguyễn Thị Như Phương nắm 3,298%. Bà Như Phương cũng là người bị khởi tố cùng bà Hồng Hạnh.
Bản thân bà Như Phương cũng đã mang toàn bộ số cổ phần góp ở Công ty Thành Phong thế chấp tại ngân hàng.
CTCP Cảng Việt Oil – doanh nghiệp có 94% số cổ phần bị Xuyên Việt Oil thế chấp ngân hàng – thành lập tháng 6/2017 do bà Mai Thị Hồng Hạnh làm Chủ tịch HĐQT. Công ty có vốn điều lệ ban đầu 60 tỷ đồng trong đó Xuyên Việt Oil góp 85%; số còn lại do bà Mai Thị Ngọc Trinh và ông Nguyễn Thanh Bình góp.
Cảng Việt Oil cũng liên tục tăng vốn điều lệ. thời điểm tháng 9/2018 vốn điều lệ công ty ở mức 150 tỷ đồng, trong đó Xuyên Việt Oil sở hữu 94%. Tuy vậy sau khi tăng vốn lên 500 tỷ đồng, Xuyên Việt Oil đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 38,2%; số còn lại do bà Mai Thị Ngọc Trinh góp 20,6% và ông Nguyễn Thanh Bình góp 41,2%.
Xuyên Việt Oil nợ thuế 1.500 tỷ đồng
Trước đó Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn tính đến 31/10, trong đó ghi nhận Xuyên Việt Oil đứng đầu danh sách với số thuế nợ hơn 1.500 tỷ đồng.
Liên quan đến nợ thuế, năm 2022 Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã không giải quyết cho doanh nghiệp được nhập khẩu xăng, dầu. Nguyên nhân được đưa ra là do công ty chậm nộp thuế, số thuế cưỡng chế lên tới trên 684 tỷ đồng.
>> Đại gia xăng dầu tại TP HCM dẫn đầu danh sách nợ thuế với số tiền hơn 1.500 tỷ
Nhìn lại những đại án liên quan đại gia, cựu quan chức bị xét xử trong năm 2024 
Chi tiết mức án đối với nhóm cựu quan chức trong vụ án Xuyên Việt Oil