Hàng hóa - Tiêu dùng

'Vựa lúa dưới lòng đất' của Việt Nam hái ra tiền: Philippines tích cực gom hàng

Ái Hân 17/02/2025 - 11:42

Sắn Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường thế giới, dù xuất khẩu sụt giảm nhưng vẫn thu về gần 100 triệu USD trong tháng đầu năm 2024.

Sắn là một loại cây tưởng chừng bình thường đang mang lại nguồn thu đáng kể cho Việt Nam. Trong tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đã đạt gần 100 triệu USD, đưa Việt Nam cùng với Thái Lan trở thành hai quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này.

'Vựa lúa dưới lòng đất' của Việt Nam hái ra tiền: Xuất khẩu giảm, nhưng Philippines tăng mua mạnh
Củ sắn có thể dùng để ăn tươi, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn và các sản phẩm tinh bột sắn biến tính. Ảnh minh hoạ

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu sắn lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Trong 5 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sắn của nước ta luôn duy trì trên 1 tỷ USD. Loại cây này không chỉ được sử dụng trong thực phẩm mà còn là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiều ngành công nghiệp khác.

Củ sắn có thể dùng để ăn tươi, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn và các sản phẩm tinh bột sắn biến tính. Thân sắn cũng được tận dụng để làm giống, nguyên liệu trồng nấm, củi đun và thậm chí là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất xenlulozo.

>>Grab sáp nhập với đối thủ cũ: Thương vụ tỷ đô sẽ tái định hình thị trường gọi xe Đông Nam Á?

Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1/2024, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 295.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, đạt tổng giá trị 99,3 triệu USD. So với tháng trước, xuất khẩu giảm nhẹ 1,3% về lượng và 9,3% về giá trị. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2023, mức giảm sâu hơn, lên tới 29,6% về lượng và 48,9% về giá trị.

'Vựa lúa dưới lòng đất' của Việt Nam hái ra tiền: Xuất khẩu giảm, nhưng Philippines tăng mua mạnh

Ba thị trường nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất khi trong tháng 1, Việt Nam đã xuất sang nước này hơn 281.000 tấn, trị giá hơn 92 triệu USD, chiếm đến 95% tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tháng 1/2023, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 29% về lượng và 49% về giá trị. Giá bình quân cũng giảm 28%, xuống còn 329 USD/tấn.

Xếp thứ hai là Đài Loan, với gần 4.000 tấn sắn nhập khẩu, trị giá hơn 1,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm 23%, trong khi giá trị giảm mạnh hơn, ở mức 46%. Giá xuất khẩu trung bình sang Đài Loan cũng giảm 30%, chỉ còn 382 USD/tấn.

Điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu sắn đầu năm là thị trường Philippines. Trong tháng 1, xuất khẩu sang Philippines đạt hơn 2.800 tấn, trị giá hơn 1,1 triệu USD, tăng mạnh 175% về lượng và 124% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 19%, chỉ đạt 396 USD/tấn.

Thị trường sắn lát Trung Quốc tiếp tục xu hướng suy giảm từ năm 2023 do giá ngô giảm, khiến các nhà máy ưu tiên sử dụng ngô thay vì sắn lát. Theo Hải quan Trung Quốc, trong năm 2023, nước này đã nhập khẩu hơn 5,61 triệu tấn sắn lát, trị giá 1,55 tỷ USD, giảm 21% về lượng và 24% về giá trị so với năm 2022. Xu hướng này dự kiến sẽ kéo dài trong năm 2024.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam (VCA), thị trường sắn vụ 2024-2025 có thể tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về giá và nhu cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều khả năng sẽ tập trung thu mua sắn lát đạt tiêu chuẩn làm thức ăn chăn nuôi thay vì phục vụ sản xuất cồn công nghiệp.

Hiện tại, Việt Nam có hơn 140 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất thiết kế 13,4 triệu tấn củ tươi mỗi năm, nhưng công suất thực tế chỉ đạt 9,3 triệu tấn mỗi năm.

Theo Đề án "Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050", mục tiêu đặt ra đến năm 2030 là nâng sản lượng sắn tươi cả nước lên khoảng 11,5 - 12,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn phấn đấu đạt từ 1,8 đến 2 tỷ USD.

Sắn, khoai tây và khoai lang được biết đến là ba loại cây lấy củ chính trên thế giới, trong đó sắn được mệnh danh là "vựa lúa dưới lòng đất", "vua tinh bột" và "cây năng lượng".

>>Con gái giỏi văn học ngành gì để kiếm 50 triệu/tháng?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Thương chiến Trump 2.0 – Việt Nam đang ở ‘lằn ranh’ giữa cơ hội và rủi ro lớn nhất từ trước đến nay

Tờ Bloomberg hé lộ thời điểm Mỹ muốn đạt được lệnh ngừng bắn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vua-lua-duoi-long-dat-cua-viet-nam-hai-ra-tien-xuat-khau-giam-nhung-philippines-tang-mua-manh-276802.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    'Vựa lúa dưới lòng đất' của Việt Nam hái ra tiền: Philippines tích cực gom hàng
    POWERED BY ONECMS & INTECH