Vùng đất là địa điểm quay hình bộ phim “Đi giữa trời rực rỡ” có mức lương tối thiểu bao nhiêu?
Gần đây, câu chuyện của Pu và Chải trong bộ phim "Đi giữa trời rực rỡ" đã khiến khán giả không thể rời mắt. Không chỉ chinh phục người xem bằng nội dung cuốn hút, bộ phim còn nổi bật nhờ vào bối cảnh quay tuyệt đẹp.
Địa phương được đoàn phim lựa chọn để ghi hình là tỉnh Cao Bằng, một tỉnh miền núi, nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam . Tỉnh Cao Bằng không chỉ nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu giữ những dấu ấn lịch sử quan trọng. Cao Bằng là nơi gắn liền với những cuộc chiến tranh chống xâm lược trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
Pu và Chải trong phim "Đi giữa trời rực rỡ" - Ảnh: Nhà sản xuất |
Trong hành trình phát triển, tỉnh Cao Bằng không ngừng nỗ lực để xây dựng một nền kinh tế bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Với tinh thần kiên định, tỉnh đang quyết tâm vươn lên, với mục tiêu làm cho “Cao Bằng chí ít cũng phải phấn đấu để cao bằng người ta" như lời chỉ dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mức lương tối thiểu từ ngày 1/7/2024 của tỉnh Cao Bằng được quy định như sau:
Áp dụng mức lương vùng 3 tại thành phố Cao Bằng. Hiện nay, mức lương vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng.
Áp dụng mức lương vùng 4 tại các huyện Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Thạch An, Trà Lĩnh, Thông Nông, Quảng Uyên. Theo đó, mức lương tối thiểu tại các địa phương này là 3.450.000 đồng/tháng.
Nhờ sự đồng lòng của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, tỉnh Cao Bằng đã ghi dấu ấn với những kết quả kinh tế ấn tượng trong năm 2023. Tỉnh không chỉ duy trì ổn định mà còn đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Cao Bằng đã xuất sắc hoàn thành và vượt qua 12/17 chỉ tiêu phát triển kinh tế  - xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 2,24%, trong khi GRDP bình quân đầu người đạt 41,5 triệu đồng, phản ánh một bước tiến vững chắc trong hành trình phát triển của tỉnh.
Một điểm sáng nổi bật trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của Cao Bằng năm 2023 chính là sự hồi phục mạnh mẽ của khu vực dịch vụ. Sau giai đoạn khắc nghiệt của đại dịch COVID-19, lĩnh vực này không chỉ vượt qua khó khăn mà còn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Với mức tăng 6,61%, đây là lĩnh vực duy nhất tỉnh ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực và sáng tạo, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cao Bằng đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong sự phát triển toàn diện của nền kinh tế, các khu vực đã có những đóng góp đáng kể: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 4,03%, mang lại 0,87 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 1,56%, kéo giảm 0,26 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tiếp tục dẫn đầu với mức tăng 6,52%, đóng góp 3,77 điểm phần trăm; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,08%, thêm 0,16 điểm phần trăm vào tổng mức tăng trưởng.
Về cơ cấu nền kinh tế, sự phân chia hiện tại cho thấy khu vực dịch vụ chiếm ưu thế với 58,19%, tiếp theo là nông, lâm nghiệp và thủy sản với 20,61%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,36%, và cuối cùng là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,84%.
Hướng tới tương lai đầy triển vọng, Cao Bằng đặt mục tiêu đầy tham vọng với tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP đạt 9,72% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030. Dự kiến, cơ cấu nền kinh tế tỉnh sẽ được điều chỉnh để tối ưu hóa hiệu quả: khu vực nông nghiệp dự kiến sẽ đóng góp khoảng 12,5% vào GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng hướng tới tỷ trọng khoảng 21,7%; trong khi khu vực dịch vụ sẽ tiếp tục là động lực chính, kỳ vọng đóng góp mạnh mẽ lên tới 63,3% vào tổng quy mô kinh tế của tỉnh.
>>Mức lương tối thiểu ở thành phố của Việt Nam sẽ trở thành trung tâm kinh tế Châu Á 
Thủ tướng: 500 ngày nỗ lực hoàn thành đường bộ cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau 
Cao Bằng sau 45 năm kiên cường vươn lên 'từ đống đổ nát'