Vùng đất Nam Trung Bộ có hai quả núi cùng tên ‘kẹp’ một dòng sông thơ mộng, được coi là báu vật của địa phương

08-03-2024 08:00|Thùy Dung

Một trong hai quả núi này từng là nơi che chắn bom đạn cho dân làng. Vì vậy, toàn bộ các hoạt động đào đất, chặt cây đều bị nghiêm cấm tại nơi này.

Ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên), có hai quả núi cùng có chung một tên gọi là Núi Một. Ngọn Núi Một thứ nhất thuộc thôn Thạch Đức, xã Xuân Phước và ngọn Núi Một thứ hai thuộc thôn Phước Hòa, xã Xuân Quang 3 (cùng huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Hai Núi Một nằm chéo nhau qua dòng sông Trà Bương thơ mộng.

Núi Một là báu vật của dân làng Thạch Đức

Trước đây, Núi Một của thôn Thạnh Đức là trụ sở thôn, cũng là điểm xây dựng trường học. Xung quanh là cánh đồng rộng 45ha, nhìn xa về phía Tây là xóm, là nhà, nhìn ra hướng Đông là dòng sông Trà Bương cách đó 500m. Sau này, trụ sở thôn và trường học đều được di dời vào cạnh gần trục đường chính của xã, Núi Một một mình trầm mặc với thời gian.

Cạnh hòn Núi Một có con rạch chảy vắt qua cánh đồng. Giữa dòng chảy của con rạch này, người dân trong thôn trồng môn, rau muống. Mùa mưa lụt, nước từ thượng nguồn đổ về, sông Trà Bương nước lớn nhanh, tràn vào con rạch rồi tràn lên cánh đồng, nước ngập mênh mông. Cá lúi, cá diếc, cá rô, cá thác lác… theo dòng nước vào sinh sản. Người dân trong thôn thả câu, thả lưới, cất vó bắt cá.

Vẻ đẹp yên bình trên dòng sông Trà Bương

(TyGiaMoi.com) - Vẻ đẹp yên bình trên dòng sông Trà Bương

Theo lời kể của bà Phan Thị Mười - người dân ở thôn Thạnh Đức, địa hình thôn Thạnh Đức sơn bao, thủy bọc, chính địa hình hiểm trở này mà cách mạng chọn để hoạt động. Đây là vùng căn cứ cách mạng trong thời chống Pháp và chống Mỹ. Trong chiến tranh, khi quân địch ném bom, vùng phía sau gò đồi trở thành hầm trú ẩn cho dân làng.

Cũng bởi lý do này nên sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, người dân tự nghiêm cấm, không ai được chặt cây, đào đất, Núi Một trở thành báu vật của địa phương. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương phát động phong trào “ruộng lúa bờ hoa”, “đường hoa nông thôn” nhằm thay đổi diện mạo của vùng quê yên bình này thêm xanh - sạch - đẹp.

Từ phong trào “ruộng lúa bờ hoa”, có những đường hoa “đi dạo” ra cánh đồng. Dọc đường qua cánh đồng thôn Thạnh Đức, các loại hoa tường vi, đinh lăng, lạc tiên, chiều tím... trồng đan xen các loại rau thực phẩm tía tô, diếp cá, càng cua, ớt thù lù. Nhờ vậy, vẻ đẹp của Núi Một càng được nâng lên bội phần trong bức tranh phong cảnh làng quê thanh bình, thơ mộng.

Dưới chân Núi Một, người dân hăng say sản xuất

(TyGiaMoi.com) - Dưới chân Núi Một, người dân hăng say sản xuất

Núi Một “mắt ngọc” của xóm Phước Hòa

Núi Một ở thôn Phước Hòa, xóm làng, nhà cửa chạy viền theo chân núi, tạo nên vẻ đẹp nên thơ, bình dị chốn thôn quê. Phía dưới thôn Phước Hòa, có suối Bà Sào chảy ra sông Trà Bương.

Ông Nguyễn Văn Tâm, người trong xóm kể lại rằng tương truyền xưa kia, có người khổng lồ dời non, gánh hai hòn núi, nặng quá làm cây đòn gánh bị gãy, rớt xuống hai hòn núi, một giữa đồng - đó là Núi Một thôn Thạnh Đức và một là Núi Một của thôn Phước Hòa, còn cây đòn gánh khi gãy đè đất lún xuống thành sông Trà Bương.

Trải qua thời gian, dòng sông thay đổi dòng chảy, vì vậy hai Núi Một cách nhau qua con sông Trà Bương, bên này sông là Núi Một ở thôn Thạnh Đức nằm phía dưới, bên kia sông là Núi Một ở thôn Phước Hòa nằm phía trên chéo nhau so qua dòng sông Trà Bương như hai đầu đòn gánh.

Hai ngọn Núi Một trở thành phần ký ức khó quên của người dân địa phương

(TyGiaMoi.com) - Hai ngọn Núi Một trở thành phần ký ức khó quên của người dân địa phương

Ông Nguyễn Văn Minh ở xóm Núi Một (thôn Phước Hòa) phân trần: "Mùa lụt, nước trên sông Trà Bương tràn vào cánh đồng trước nhà, nhà nào thấp nhất trong xóm nước lụt “đụng” bậc thềm. Nhà cao hơn thì nước lụt liếm gốc dừa trước ngõ. Tôi sinh ra và lớn lên ngay trong lòng Núi Một. Trước đây người dân ở đây sống bằng nghề trồng mía, sạ lúa, gần đây bà con bắt đầu tìm đến những loại cây khác như xoài, thanh long, dừa... Từ trước đến nay, cuộc sống người dân ở đây, Núi Một “dang tay” che chở. Còn người dân quanh vùng xem Núi Một thôn Phước Hòa như “mắt ngọc”.

Từ Quốc lộ 19C, đường bê tông đi xuyên qua cánh đồng ra xóm Núi Một. Dọc theo đường bê tông, những mái ngói đỏ tươi ánh lên ngửa mặt ra đồng lúa. Một xóm nhà tưởng như bị cô lập giữa bốn bề lầy lội nay khoác lên mình diện mạo mới, ngày càng giàu đẹp.

>> Ngọn núi thiêng hình đầu Rồng ngậm viên ngọc ở một tỉnh miền Trung, từng là 'trận địa lửa' trong nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc

Tỉnh rộng hơn 5.000km2 'đẹp nhất Nam Trung Bộ' sẽ có rừng trong trung tâm thành phố

Nơi sở hữu 'thác nước trên biển' hiếm có ở Việt Nam: Nằm ngay trung tâm của 3 điểm du lịch nổi tiếng Nam Trung Bộ nhưng lại hiếm người biết đến

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vung-dat-nam-trung-bo-co-hai-qua-nui-cung-ten-kep-mot-dong-song-tho-mong-duoc-coi-la-bau-vat-cua-dia-phuong-d117489.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vùng đất Nam Trung Bộ có hai quả núi cùng tên ‘kẹp’ một dòng sông thơ mộng, được coi là báu vật của địa phương
    POWERED BY ONECMS & INTECH