Vùng đất rộng ngang tỉnh Đông Bắc của Việt Nam suốt 2 triệu năm không có lấy một giọt mưa, khô hạn nhất thế giới với cảnh quan như trên sao Hoả

07-05-2024 15:53|Hoàng Giang

Vùng đất này cũng được coi là nơi kỳ lạ nhất Trái đất bởi không một sinh vật, thực vật nào có thể sống ngoại trừ loại vi khuẩn có tên angelito.

Nơi khô cằn nhất trên thế giới nằm ở Nam Cực, được gọi là Thung lũng khô McMurdo. Trong suốt 2 triệu năm, không có một giọt nước mưa nào rơi xuống. Điều này khiến nơi này trở thành một khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống nhất với sao Hỏa.

Nơi khô cằn nhất trên thế giới nằm ở Nam Cực, được gọi là Thung lũng khô McMurdo (Ảnh: Oceanwide Expeditions)

(TyGiaMoi.com) - Nơi khô cằn nhất trên thế giới nằm ở Nam Cực, được gọi là Thung lũng khô McMurdo (Ảnh: Oceanwide Expeditions)

Vùng này có diện tích khoảng 4.800km2, bao gồm 3 thung lũng chính (ốc đảo), bao gồm Taylor, Victoria và Wright. So về diện tích, vùng đất này chỉ rộng ngang tỉnh Bắc Kạn (4.859 km2) của Việt Nam.

Vùng này có diện tích khoảng 4.800km2, bao gồm 3 thung lũng chính (ốc đảo), bao gồm Taylor, Victoria và Wright

(TyGiaMoi.com) - Vùng này có diện tích khoảng 4.800km2, bao gồm 3 thung lũng chính (ốc đảo), bao gồm Taylor, Victoria và Wright

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng nơi khô cằn nhất thế giới sẽ phải nóng bức với nhiệt độ cao, nhưng Thung lũng khô McMurdo lại là vùng đất băng giá với nhiệt độ rất thấp. Điều này là do không khí lạnh giữ hơi nước ít hơn 20 lần so với không khí nóng.

Thung lũng khô McMurdo là vùng đất băng giá với nhiệt độ rất thấp (Ảnh: Antarctic)

(TyGiaMoi.com) - Thung lũng khô McMurdo là vùng đất băng giá với nhiệt độ rất thấp (Ảnh: Antarctic)

Trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sa mạc Atacama (tại Chile) hoặc Sahara (tại châu Phi) là nơi khô cằn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, McMurdo mới là nơi có kỷ lục về khô hạn. Nếu sa mạc Atacama đổ mưa 10 năm một lần thì thung lũng McMurdo thậm chí chưa từng có một giọt nước nào rơi xuống suốt 2 triệu năm. Tốc độ gió có thể lên tới 320km/h, mạnh nhất trên toàn cầu, kéo theo không khí lạnh làm bay hơi nhanh chóng đá, nước và tuyết, tạo thành khu vực không băng lớn nhất ở Nam Cực. Ngoài mưa, vùng đất này cũng đã không có băng và tuyết trong suốt 8 triệu năm. Mặc dù khối băng duy nhất được tìm thấy ở đây thường nằm ở các sông băng ven thung lũng và hồ chứa, nhưng nơi này lại được bao phủ bởi một lớp băng dày 3-5m. Hồ Vanda, nằm trong khu vực này, cũng có độ mặn cao hơn biển đến 3 lần.

Vùng đất này cũng được coi là nơi kỳ lạ nhất Trái Đất bởi không một sinh vật, thực vật nào có thể sống ngoại trừ vi khuẩn angelito (Ảnh: USRA)

(TyGiaMoi.com) - Vùng đất này cũng được coi là nơi kỳ lạ nhất Trái Đất bởi không một sinh vật, thực vật nào có thể sống ngoại trừ vi khuẩn angelito (Ảnh: USRA)

Vùng đất này cũng được coi là nơi kỳ lạ nhất Trái đất bởi không một sinh vật, thực vật nào có thể sống ngoại trừ vi khuẩn angelito. Theo các nhà khoa học, loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại cả trong không gian vũ trụ.

(Ảnh: Shaun O'boyle Photography)

(TyGiaMoi.com) - (Ảnh: Shaun O'boyle Photography)

Sự kỳ lạ và bí ẩn của Thung lũng khô McMurdo tạo ra một vẻ đẹp khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của hành tinh, khiến bất cứ ai đặt chân đến đây đều cảm thấy như đang bước vào một hành tinh xa lạ.

(Ảnh: Sierra Club)

(TyGiaMoi.com) - (Ảnh: Sierra Club)

Sự kỳ lạ và bí ẩn của Thung lũng khô McMurdo tạo ra một vẻ đẹp khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của hành tinh (Ảnh: Springer Nature)

(TyGiaMoi.com) - Sự kỳ lạ và bí ẩn của Thung lũng khô McMurdo tạo ra một vẻ đẹp khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của hành tinh (Ảnh: Springer Nature)

Sự lôi cuốn đặc biệt của thung lũng hoang sơ này đến từ những tảng đá được phủ bởi lớp tuyết, tạo nên một màu nâu cát trên bề mặt địa hình. Cảm giác huyền bí khiến người ta cảm thấy như đang bước vào một thế giới khác. Tại đây, du khách có thể ghé thăm thung lũng Taylor, một trong những điểm thu hút hàng đầu tại Nam Cực, nổi bật với dòng thác máu đặc biệt.

Tên gọi

(TyGiaMoi.com) - Tên gọi "thác máu" xuất phát từ hiện tượng dòng nước màu đỏ chảy ra từ sông băng (Ảnh: El Siglo de Torreón)

Tên gọi "thác máu" xuất phát từ hiện tượng dòng nước màu đỏ chảy ra từ sông băng. Do độ mặn cao vượt quá 4 lần so với đại dương, nước ở đây không đóng băng. Màu sắc của nước cũng bị biến đổi bởi hàm lượng oxit sắt cao và hoạt động của vi khuẩn kỵ khí cư trú ở hồ, là nguồn gốc của dòng suối.

Vì địa hình khắc nghiệt và điều kiện thời tiết, việc tự mình khám phá McMurdo không được khuyến khích (Ảnh: Astrobiology)

(TyGiaMoi.com) - Vì địa hình khắc nghiệt và điều kiện thời tiết, việc tự mình khám phá McMurdo không được khuyến khích (Ảnh: Astrobiology)

Vì địa hình khắc nghiệt và điều kiện thời tiết, việc tự mình khám phá McMurdo không được khuyến khích. Thay vào đó, du khách nên tham gia các tour có sự hướng dẫn từ các chuyên gia. Giá tour cho chuyến đi 12 ngày đến Nam Cực để thăm Thung lũng khô McMurdo có giá khoảng 5000 USD, xuất phát từ thành phố cảng Ushuaia ở phía nam Argentina.

Từ năm 2004, một phần của thung lũng này đã được xác định là khu vực cần được bảo vệ môi trường.

Nguồn: Ocean Wide, Astrobiology

>> Điều kỳ lạ trên dòng sông có quy mô khổng lồ nhất hành tinh: Dài gần 7.000km nhưng tuyệt nhiên không có cây cầu nào bắc qua

Hòn đảo kỳ lạ nhất trên thế giới 6 tháng đổi chủ một lần, người dân mang 2 quốc tịch luân phiên, nhiều người muốn nhập tịch để 'tận hưởng' ưu ái

Sân bay thương mại cao nhất thế giới nằm ở độ cao hơn 4.400m, chỉ cách ‘vùng đất tinh khiết cuối cùng trên hành tinh xanh’ 130km

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vung-dat-rong-ngang-tinh-dong-bac-cua-viet-nam-suot-2-trieu-nam-khong-co-lay-mot-giot-mua-kho-han-nhat-the-gioi-voi-canh-quan-nhu-tren-sao-hoa-d122078.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Vùng đất rộng ngang tỉnh Đông Bắc của Việt Nam suốt 2 triệu năm không có lấy một giọt mưa, khô hạn nhất thế giới với cảnh quan như trên sao Hoả
    POWERED BY ONECMS & INTECH