Ngày 5/4/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo trực tuyến ra mắt Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022 với chủ đề "Đương đầu bão tố."
Ngày 5/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức họp báo trực tuyến ra mắt Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022 với chủ đề "Đương đầu bão tố."
Nói về triển vọng năm 2022 của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, ông Aaditya Mattoo nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mà WB đã phải điều chỉnh giảm mạnh các chỉ tiêu dự báo về tăng trưởng.
Ông Aaditya Mattoo nói rõ hơn, tháng 10/2021, WB dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm 2022 là 6,5% nhưng đến nay WB dự báo chỉ còn 5,3%, song đây chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.
Lý do WB điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam  thời gian qua được đưa ra rất nhiều, trong đó có việc Việt Nam gặp phải những khó khăn khi đối phó với biến chủng Omicron, chịu tác động lớn bởi việc nhập khẩu dầu với giá trị lên tới 3% GDP hay do phải nhập khẩu các loại nguyên vật liệu khác cũng gia tăng…
Bình luận về quan ngại xoay quanh thu hút dòng vốn FDI và đầu tư quốc tế để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội từ 6 - 6,5% trong năm nay, ông Aaditya Mattoo cho rằng, Việt Nam là mô hình của một quốc gia rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài suốt nhiều năm qua và đã rất thành công trong việc cải thiện vị trí, vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này giúp cho Việt Nam đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng tốt và giảm tỷ lệ nghèo đói xuống mức thấp so với những năm trước.
WB cũng đưa ra dự báo, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có thể chỉ đạt 5% trong năm 2022, tức là giảm 0,4% so với dự báo hồi tháng 10/2021.
Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu, tăng trưởng có thể giảm thấp hơn, xuống chỉ còn 4%. Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 5% theo kịch bản cơ sở và 4% theo kịch bản xấu.
Các quốc gia còn lại trong khu vực được dự báo tăng trưởng 4,8% theo kịch bản cơ sở và 4,2% theo kịch bản xấu. Quan trọng hơn, theo kịch bản xấu mà WB dự đoán, có thể sẽ có thêm 6 triệu người trong khu vực tiếp tục bị kẹt dưới ngưỡng nghèo ở mức 5,5 USD/ngày trong năm 2022.
Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao 
Nền kinh tế 476 tỷ USD: GDP Việt Nam sắp vượt Thái Lan, Singapore, vào Top 3 Đông Nam Á