Xe điện Trung Quốc sở hữu tấm vé vàng tại thị trường châu Âu

22-11-2022 16:36|Mẫn Nhi

Trong khi lệnh cấm sẽ khiến các nhà sản xuất ô tô châu Âu mất đi nguồn thu từ xe động cơ đốt trong, thì các hãng xe Trung Quốc lại có thêm nguồn thu để nuôi hoạt động sản xuất xe điện.

Cơ hội vàng cho ô tô điện Trung Quốc khi Liên minh châu Âu cấm xe xăng

Chỉ một tuần sau khi Liên minh châu Âu (EU) chốt kế hoạch cấm bán xe mới sử dụng động cơ đốt trong (ICE) vào năm 2035, Ủy viên phụ trách thị trường nội bộ của EU - ông Thierry Breton đã lên tiếng cảnh báo việc này không khả thi, lợi bất cập hại.

Nếu lệnh cấm được áp dụng vào năm 2035, ngành ô tô sẽ mất 600.000 trong tổng số gần 13 triệu việc làm hiện tại.

Khi châu Âu không tiêu thụ xe xăng nữa, các nước khác trên thế giới vẫn tiêu thụ. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể mua lại dây chuyền và công nghệ động cơ, hộp số của các hãng xe châu Âu với giá rẻ.

Ngoài ra, việc châu Âu cấm xe xăng sẽ là cơ hội để các nhà sản xuất Trung Quốc xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường xe điện châu Âu.

1649320234234-staus-ostern-100-4893-1866-1654870905.jpeg

Thương hiệu MG "gốc Anh, hồn Trung Quốc" cũng đã hiện diện ở phân khúc xe điện cỡ nhỏ, cạnh tranh với Peugeot và Renault.

Trong khi đó, ở phân khúc xe điện hạng trung và cao cấp, các thương hiệu Polestar, Nio và Xpeng đã sẵn sàng tranh thị phần với Volkswagen, Volvo, Tesla, BMW, Audi, và Mercedes-Benz.

Đặc biệt, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc còn không bị áp lực tài chính từ việc bỏ hẳn hoặc cắt giảm tỷ lệ lớn sản xuất xe xăng như các hãng xe châu Âu.

Trung Quốc cũng rất ủng hộ xe điện, nhưng chưa hề có ý định cấm hoàn toàn động cơ đốt trong. Trung Quốc chỉ đặt mục tiêu 50% xe mới bán ra tại nước này vào năm 2035 là xe điện thuần túy, xe hybrid sạc điện, hoặc xe chạy bằng pin nhiên liệu. 50% còn lại sẽ là xe hybrid thông thường, tức là vẫn cần động cơ đốt trong.

Như vậy, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc một mặt vẫn có doanh thu ổn định, thậm chí cao, từ động cơ đốt trong, mặt khác có cơ hội xuất khẩu được thêm nhiều xe điện sang châu Âu, dù với giá đắt hơn nhiều cũng vẫn ở mức mà các nhà sản xuất châu Âu không thể cạnh tranh. 

Xe điện Trung Quốc nhận được vé thông hành 5 sao tại thị trường châu Âu

Trong vài tháng qua, một số xe điện của Trung Quốc đã nhận được xếp hạng 5 sao của Chương trình đánh giá ô tô mới của châu Âu (NCAP) - một thành tích đòi hỏi phương tiện phải có các tính năng an toàn chủ động và thụ động vượt xa các yêu cầu pháp lý.

Xếp hạng năm sao của Euro NCAP được coi là chìa khóa để khắc phục những lo ngại còn sót lại của châu Âu về chất lượng ô tô do Trung Quốc sản xuất, sau những thất bại trong thử nghiệm va chạm vào năm 2006 và 2007 đã tạo ra ấn tượng rằng ô tô từ Trung Quốc không an toàn.

1.jpeg

Có lẽ quan trọng hơn đối với doanh số bán hàng, xếp hạng an toàn cao cũng mở ra thị trường đội xe doanh nghiệp khổng lồ tiềm năng cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc.

Doanh số của đội xe chiếm khoảng một nửa tổng doanh số bán ô tô tại các thị trường lớn bao gồm Đức, Pháp, Vương quốc Anh, và nhiều người mua doanh nghiệp đặt ưu tiên cao cho sự an toàn.

Hơn nữa, nhiều đội xe muốn nhanh chóng chuyển sang xe điện để đáp ứng các mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, các đội xe của công ty đã phải vật lộn để có đủ xe điện ở châu Âu do các vấn đề về chuỗi cung ứng đã đẩy thời gian chờ đợi đối với một số mẫu xe lên hơn 12 tháng.

Nhu cầu cao đối với ô tô điện trong bối cảnh chuỗi cung ứng thiếu hụt đã cho phép các nhà sản xuất ô tô châu Âu tăng giá EV và tập trung nhiều hơn vào các khách hàng bán lẻ, thay vì những khách hàng như các công ty cho thuê ô tô vốn có truyền thống mang lại ít lợi nhuận hơn cho họ.

Điều đó đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc vốn đã đánh bại hầu hết các đối thủ nước ngoài ở Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới cho đến nay.

Công ty Great Wall Motors (GWM) của Trung Quốc đã nhận được xếp hạng 5 sao vào tháng 9 cho mẫu SUV hybrid Coffee 01 thương hiệu WEY và mẫu sedan điện Funky Cat thương hiệu ORA.

v-8-161837.jpeg

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cũng đang theo đuổi xếp hạng năm sao cho xe điện và xe hybrid của họ, từ iX của BMW đến ID.4 và ID.5 của Volkswagen. Vào tháng 10, Mercedes đã nhận được xếp hạng cao nhất cho mẫu sedan EQE và các tính năng hỗ trợ người lái của nó đã nhận được điểm cao nhất cho đến nay từ Euro NCAP.

Công ty tư vấn ô tô Pháp Inovev thôn tin, có khoảng 155.000 ô tô do Trung Quốc sản xuất đã được bán ở châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2022, chiếm 1,4% thị trường. Các công ty Trung Quốc đang trên đà đạt doanh số 150.000 xe trong năm nay, gần gấp đôi so với 80.000 xe bán ra vào năm 2021.

Ước tính đến năm 2030, xe điện sẽ chiếm 40% doanh số bán ô tô mới của châu Âu và các thương hiệu Trung Quốc sẽ chiếm từ 12,5% đến 20% thị trường xe điện hoàn toàn đó, với doanh số từ 725.000 đến 1,16 triệu xe.

Từ năm sau, học lái bằng xe điện được cấp bằng lái xe số tự động

‘Cha đẻ’ của xe điện: Các hãng xe phương Tây nên ‘copy’ Trung Quốc nếu muốn thành công

Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Xe điện Trung Quốc sở hữu tấm vé vàng tại thị trường châu Âu
    POWERED BY ONECMS & INTECH