Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thông báo tăng lãi suất tiền gửi từ 0,1 - 0,3%/năm cho các kỳ hạn được áp dụng từ ngày 30/12/2023.
Ảnh minh họa |
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB ) áp dụng với mức tiền gửi dưới 200 triệu đồng, lãi suất tiền gửi trực tuyến tăng 0,3% từ 2,6%/năm lên 2,9%/năm tại kỳ hạn 1 tháng, tăng từ 2,7%/năm lên 3%/năm tại kỳ hạn 2 tháng và tăng từ 2,9%/năm lên 3,2%/năm tại kỳ hạn 3 tháng.
Đối với các kỳ hạn dài hơn, lãi suất huy động được điều chỉnh tăng 0,1%. Theo đó, tại kỳ hạn 9 tháng, lãi suất huy động tăng lên 4,2%/năm còn tại kỳ hạn 12 tháng ngân hàng tăng lãi suất lên 4,8%/năm.
Ngoài ra, với các mức tiền gửi từ 200 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, mức lãi suất tăng lên là 0,3%/năm. Tại kỳ hạn 1 tháng, mức lãi suất tăng từ 2,7%/năm lên 3%/năm còn tại kỳ hạn 2 tháng, mức lãi suất cũ là 2,8%/năm nay đã được tăng lên 3,1%/năm.
ACB cũng cộng thêm 0,15 điểm % với mức tiền gửi từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng và cộng thêm 0,2% khi khách hàng gửi từ 5 tỷ đồng trở lên.
Hiện mức lãi suất tiền gửi trực tuyến cao nhất của ngân hàng này là 5% tại kỳ hạn 12 tháng với mức tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên.
Vừa qua, trong tháng cuối cùng của năm 2023, nhóm 4 ngân hàng có vốn nhà nước đã nhiều lần hạ lãi suất.
Mới nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân ở một số kỳ hạn.
Như vậy, động thái tăng lãi suất tiền gửi của ACB đang đi ngược dòng so với thị trường chung.
Diễn biến giá cổ phiếu ACB. Theo: Fire Ant |
Về diễn biến giá cổ phiếu, ACB đang tỏ ra vượt trội so với các cổ phiếu cùng ngành. Kết phiên 2/1, ACB  tăng 2,3%, cổ phiếu về vùng đỉnh lịch sử. Trong khi các cổ phiếu nhóm ngân hàng khác vẫn cách rất xa, như TCB  cách đỉnh 45%, MBB  cách đỉnh 24%, TPB  cách đỉnh 39%,...
Hiện nay, ACB được xem là ngân hàng tiêu biểu về hoạt động quản trị, nổi bật là quản trị rủi ro, thường được giới quan sát nhắc đến với tính thận trọng, an toàn cao. Đây cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên công bố Báo cáo Phát triển bền vững ESG, cho thấy một bức tranh cụ thể hơn về những gì nhà băng này đang làm ở khía cạnh Governance.
Số liệu thống kê báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy hầu hết các nhà băng đều ghi nhận nợ xấu tăng lên, và một số đã vượt mốc 3%. Trong các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, ACB là một trong những cái tên chứng kiến nợ xấu tăng nhẹ nhất, và hiện ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chỉ ở mức 1,2%. Ngân hàng cũng thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ bao phủ nợ xấu với 95% cho thấy khả năng chống chịu trước các cú sốc. Bên cạnh đó, 98% khoản vay ở nhà băng này được đảm bảo với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản (LTV) chỉ 54%. ACB cũng có tỷ lệ an toàn vốn thuộc nhóm dẫn đầu, đạt 13%, vượt xa mức quy định tối thiểu (8%) của Basel II.
>> Sacombank (STB) báo lãi năm 2023 tăng 50% svck, thu hồi thêm được 7.000 tỷ đồng nợ xấu
'Ông lớn' bất động sản dự thu về nửa tỷ USD từ phát hành thêm cổ phiếu 
Hàng Xanh (HAX) tăng vốn công ty con, mở rộng kinh doanh ô tô thương hiệu MG