Agriseco: Nhóm ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm

05-10-2022 10:09|Hoàng Anh

Thu nhập lãi thuần có thể sẽ tăng trưởng chậm lại do dư địa room tín dụng không còn nhiều và NIM chịu áp lực khi lãi suất huy động đang có xu hướng tăng.

Hạn mức tín dụng không còn nhiều

Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng trong 8 tháng đầu năm đạt 9,91%. Như vậy, với mục tiêu tăng tín dụng trong hạn mức 14% thì room tín dụng trong 4 tháng cuối năm chỉ còn khoảng 4%.

Vừa qua, NHNN đã có quyết định nới room chính thức cho các ngân hàng với mức tăng có sự phân hóa, dao động từ 0,7% - 4%. Đa số ưu tiên các ngân hàng có hệ số an toàn vốn CAR cao, chất lượng tài sản tốt, xếp hạng tín nhiệm cao, cơ cấu danh mục tín dụng lành mạnh và tham gia thực hiện tái cơ cấu TCTD yếu kém.

Đặc biệt, STB là ngân hàng TMCP gây ấn tượng với hạn mức được nới cao nhất ngành (4%). Theo sau là một số ngân hàng có chỉ số tài chính tốt, tham gia nhận chuyển giao bắt buộc TCTD như MBB và HDB (trên 3%), VCB (2,7%).

Ước tính quy mô điều chỉnh thêm vừa qua vẫn chưa chạm tới mục tiêu 14% trong bối cảnh NHNN phải cân đối giữa ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Do đó, các chuyên gia tại Agriseco đã kỳ vọng vào một đợt bổ sung room giai đoạn cuối năm cho một số ngân hàng.

anh-chup-man-hinh-2022-10-05-luc-09.54.54.png

NIM toàn ngành có thể chịu áp lực thời gian tới

Theo đó, lãi suất đầu vào có xu hướng tăng nhưng lãi suất cho vay được duy trì ổn định. Trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá neo cao, thanh khoản căng, lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng vượt mức kỷ lục 7,5% trong gần một thập kỷ, vừa qua NHNN đã điều chỉnh tăng các lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu) thêm 1% sau gần 2 năm ổn định mức thấp.

Cùng với đó, trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (1 tháng đến dưới 6 tháng) được tăng lên mức 5% trong khi lãi suất huy động tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng lên 0,5%.

Agriseco cho rằng, NIM các ngân hàng sẽ chịu áp lực trong thời gian tới khi định hướng điều hành của NHNN hiện nay là tăng lãi suất huy động nhưng vẫn cố gắng duy trì ổn định lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Thêm vào đó, Thông tư 08/2021 quy định về điều chỉnh mức trần tỷ
lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 37% hiện tại xuống 34% vào đầu tháng 10 cũng có thể khiến chi phí vốn các ngân hàng gia tăng (do phải tăng huy động dài hạn khiến chi phí vốn cao hơn).

Tuy nhiên, các chuyên gia tại Agriseco vẫn duy trì quan điểm NIM vẫn sẽ có sự phân hóa.

NIM có thể ổn định tại các ngân hàng tạo dựng được hệ sinh thái đa dạng, đẩy mạnh phát triển công nghệ số, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và có khả năng huy động vốn từ thị trường quốc tế.

Kỳ vọng tỷ lệ CASA tại các ngân hàng sẽ có thể hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm 2022 (khi tín dụng được nới) sau đà giảm chung ở quý II/2022.

Thu ngoài lãi kỳ vọng sẽ được đẩy mạnh

Tiếp tục xu hướng tăng nửa cuối năm, trong đó đóng góp chính là khoản thu dịch vụ bancassurance và phí thẻ. Doanh thu bancassurance hiện chiếm đa số trong doanh thu phí của các ngân hàng.

Theo số liệu Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nửa đầu năm ước đạt hơn 84.000 tỷ đồng (+15,6% so với cùng kỳ).

Như vậy, mảng kinh doanh bảo hiểm đang dần tăng trưởng tích cực và còn nhiều dư địa với tỷ lệ thâm nhập cùng phí bảo hiểm bình quân vẫn ở mức thấp.

Thêm vào đó, kỳ vọng Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi mới được thông qua có hiệu lực vào đầu năm 2023 sẽ có tác động tích cực tới ngành.

Trong thời gian tới, theo Agriseco, các ngân hàng có thể sẽ tiếp tục được ghi nhận các khoản phí trả trước phân bổ từ các thương vụ ký kết độc quyền với các công ty bảo hiểm (như VIB đàm phán lại với Prudential, HDB đang tìm kiếm đối tác,...).

Điều này sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển lợi nhuận các ngân hàng.

Bên cạnh đó, chuyên gia tại Agriseco cho rằng, mảng kinh doanh trái phiếu của các ngân hàng có thể gặp trở ngại khi mặt bằng lãi suất đang nhích tăng và giá trị các khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị thị trường (mark to market).

anh-chup-man-hinh-2022-10-05-luc-09.55.16.png

Hiện nay, lãi suất TPCP 10 năm đã tăng lên 5,06%. Một số ngân hàng có lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh năm 2021 cao như: BID, CTG, ACB,… có thể gặp khó khăn để duy trì tăng trưởng lợi nhuận mảng này trong năm 2022.

MBBank: Lợi nhuận trước thuế đến giữa quý III/2022 của ngân hàng mẹ đạt 14.500 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng hút ròng, giá vàng nhẫn liên tiếp lập đỉnh

Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hỗ trợ tăng trưởng bền vững

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/agriseco-nhom-ngan-hang-se-tang-truong-cham-lai-trong-nhung-thang-cuoi-nam-151955.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Agriseco: Nhóm ngân hàng sẽ tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH