Để thực hiện hiệu quả kế hoạch Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn, UBND tỉnh Bến Tre đã xác định cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp để các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn thực phẩm
Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tích cực tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, nhất là tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương để triển khai Dự án "Liên kết xây dựng vùng sản xuất dừa theo hướng an toàn, chất lượng cao ở các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh".
Hoàn thiện và triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh đến năm 2030. Ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, an toàn thực phẩm và tăng cường bảo quản sau thu hoạch. Phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết, hợp tác, tiêu thụ gắn với du lịch. Gắn chăn nuôi với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Rà soát, điều chỉnh vùng nuôi, hình thức nuôi và đối tượng nuôi thủy sản phù hợp với định hướng thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn nuôi thủy sản với chế biến, xuất khẩu (XK). Thực hiện tốt việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU).
Tập trung củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX), nòng cốt là HTX kiểu mới. Khuyến khích, ưu tiên các DN liên kết với nông dân, HTX, tổ hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu để chế biến, XK. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để chứng nhận vùng trồng cho các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, điều kiện XK. Đồng thời, rà soát các chuỗi sản phẩm của tỉnh để xem xét, thành lập mới các chuỗi sản phẩm có tiềm năng phát triển bền vững để tạo điều kiện đầu tư cho phát triển.
Ưu tiên phát triển công nghiệp về hướng Đông
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai Chương trình phát triển công nghiệp chủ lực, lực lượng DN của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030. Ưu tiên phát triển công nghiệp về hướng Đông, thu hút công nghiệp năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời, điện khí), chế tạo, phụ trợ, dược - y sinh, chế biến thủy sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn.
Có chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sâu theo chuỗi giá trị, nhất là các chuỗi nông sản chủ lực của tỉnh. Khuyến khích các DN đổi mới công nghệ, thiết bị và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng quốc gia và toàn cầu. Phát triển mạnh DN và các cơ sở sản xuất công nghiệp, mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Củng cố, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với giải quyết việc làm và hoạt động du lịch.
Đẩy mạnh công tác khuyến công nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới thiết bị, tiến hành hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nhằm giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất và bảo vệ môi trường. Xác định cụ thể mặt hàng XK tiềm năng.
Thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, thay đổi công nghệ, thiết bị phù hợp
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tập trung triển khai Đề án phát triển KH&CN tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, thay đổi công nghệ, thiết bị phù hợp, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ áp dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu chế biến nông thủy sản và các ngành công nghiệp khác để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Có các chính sách ưu đãi cho các DN đầu tư đưa công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Tập trung hỗ trợ, nhằm từng bước đưa hàm lượng KH&CN vào các ngành hàng, các sản phẩm của các chuỗi XK, phát triển thêm nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản có chứng nhận địa lý, chứng nhận vùng trồng, khâu đóng gói, công bố sản phẩm hàng hóa.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để hỗ trợ bảo hộ tài sản trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
Phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm XK chủ lực, phát triển thương hiệu đi cùng với chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Lựa chọn một số sản phẩm nông sản thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán canh tác để hình thành vùng sản xuất tập trung phục vụ XK. Chủ động ban hành kế hoạch xây dựng vùng sản xuất tập trung phục vụ XK trong từng giai đoạn và hàng năm trên địa bàn. Tập trung củng cố, phát triển các HTX, vận động các tổ chức, DN có tiềm năng tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm trong vùng sản xuất tập trung. Phát triển thị trường XK, nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, thông tin thương mại và tuyên truyền, quảng bá để tiêu thụ hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Hàng năm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương; các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng của tỉnh trên các trang thông tin điện tử của các bộ, ngành Trung ương, trên sàn giao dịch thương mại điện tử và các kênh báo, đài. Tăng cường trao đổi thông tin về thị trường, thông tin hội nhập, các hiệp định thương mại… thông tin đến DN trong tỉnh./.
Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch 
Doanh nghiệp Việt đón 'tin vui', sẽ được Đan Mạch phát triển nông nghiệp, thực phẩm bền vững